Vụ bé trai 4 tuổi bị rắn cắn ở Quảng Ngãi: Đây là loài rắn còn đáng sợ hơn hổ mang chúa
Rắn vua tự ăn thịt chính mình, phải chăng con rắn 'đói quá hóa rồ'? / Mua ao để nuôi cá, nông dân bắt được "rắn khủng" sống trong ao, quan sát kỹ thì lập tức kinh ngạc
Mới đây, vào ngày 20/09/2021, trên trang Báo Quảng Ngãi đã đưa tin về một vụ việc bé trai 4 tuổi ở xã Hành Nhân (Nghĩa Hành) bị một con rắn hổ lửa cắn và phải nhập viện tại Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh trong tinh trạng nguy kịch.
Nạn nhân đã được truyền huyết tương liên tục do bị rối loạn đông máu nặng nhưng vẫn không cầm được máu nên ngay sau đó đã được chuyển lên tuyến trên điều trị vì nguồn huyết tương của bệnh viện có hạn.
Rắn hoa cỏ cổ đỏ. Ảnh: Báo Bình Phước
Trước đó, vào trưa ngày 18/9 thì bé trai này đã phát hiện ra một con rắn hổ lửa hay còn gọi là rắn hoa học trò khi đang chơi ngoài sân nhà. Vì tò mò nên cậu bé đã bắt con rắn lên chơi và bị cắn vào tay trái.
Lúc xảy ra sự việc thì nạn nhân không có dấu hiệu bất thường nên người mẹ cho rằng đó là một con rắn không có nọc độc. Tuy nhiên đến tối thì gia đình phát hiện vết cắn bị chảy máu không ngừng và không cầm được nên sáng hôm sau đã đưa bé đi bệnh viện.
Vậy loài rắn hổ lửa là loài rắn có nọc độc như thế nào?
Rắn hổ lửa (hay còn gọi là rắn hoa cỏ cổ đỏ, sái cổ đỏ) có tên khoa học là Rhabdophis subminiatus. Loài rắn này từng xuất hiện trong bài thơ 'Rắn đầu biếng học' của Lê Quý Đôn (Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ).
Đây là loài rắn mà nhiều người hiểu nhầm là loài rắn vô hại hay không có nọc độc do rắn hổ lửa có răng nanh độc nhỏ và nằm sâu trong hàm - rear fang (khác với các loài rắn độc có răng nanh lớn và nằm ở trước hàm - front fang).
Rắn có răng nanh mọc trước và rắn có răng nanh mọc sau. Ảnh: Thành Luân
Nọc độc của loài rắn này được tiết ra từ tuyến Duvernoy, nếu bị loài rắn này cắn thì vết thương sẽ ra máu không ngừng, tan máu, ngoài ra nạn nhân còn gặp khó khăn trong hô hấp và thận bị tổn hại (Xem thêm tại đây).
Mặt khác thì hiện nay không có huyết thanh kháng nọc rắn hổ lửa (Nhật Bản đang nghiên cứu) nên người dân phải hết sức cẩn thận, tuyệt đối tránh xa loài rắn này. Nếu không may bị cắn thì phải rửa sạch vết thường và nhanh chóng đưa tới trung tâm y tế gần nhất.
Có thể thấy dù vẻ ngoài hiền lành, tưởng chừng vô hại nhưng rắn hổ lửa có nọc độc còn nguy hiểm hơn cả rắn hổ mang chúa, rắn cạp nong và cạp nia vì chúng ta chưa có huyết thanh kháng độc cho loài rắn này, ngay cả lọc máu cũng không mang lại hiệu quả tuyệt đối.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách