Vua Việt Nam cởi áo hoàng bào đắp cho thủ cấp tướng địch, cuối đời xuất gia, được dân suy tôn làm Phật Hoàng là ai?
Loạt động vật là ứng cử viên top đầu sẽ bá chủ thế giới nếu con người biến mất / Không phải Lãnh Cung, đây mới là 3 nơi đáng sợ nhất Tử Cấm Thành, du khách tới thăm còn lạnh người
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam nói chung và triều đại nhà Trần nói riêng, vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308) được xem một trong những vị vua tài giỏi và anh minh nhất. Có một sự kiện đặc biệt về ông trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai (1285) được "Đại Việt sử ký toàn thư" ghi chép lại. Khi đó, quân Trần đánh bại địch, lấy được thủ cấp của tướng giặc là nguyên soái Toa Đô ở Tây Kết. Chứng kiến cảnh này, vua Trần Nhân Tông nói rằng "người làm tôi phải nên như thế này" rồi cởi áo hoàng bào của mình đắp lên thủ cấp của Toa Đô, sai quân lính đem đi liệm chôn.
>> Xem thêm: Mãnh tướng nào của Tào Tháo mà Tư Mã Ý không dám động tới, Trương Phi, Triệu Vân không thể làm gì?
Nhận xét về hành động này, nhà sử học thời Lê sơ Ngô Sĩ Liên ca ngợi: "Thực là câu nói của bậc đế vương. Nói rõ đại nghĩa để người bề tôi muôn đời biết rằng trung với vua, chết vì phận sự là vinh, tuy chết mà bất hủ, mối quan hệ lớn lắm vậy. Huống chi lại cởi áo ngự, sai người liệm chôn nữa. Làm vậy có thể khích lệ sĩ khí để trừ giặc mạnh là phải lắm".
>> Xem thêm: Lần đầu tiên trong đời ngồi xe hơi, phản ứng của Từ Hi Thái hậu lộ "điểm yếu" khiến Thanh triều diệt vong
Có thể thấy, nhắc đến vua Trần Nhân Tông thì một từ thông minh là chưa đủ. Vị vua này hiểu thấu mọi luân thường đạo lý và biết cách truyền đạt, nhắc nhở khiến ai nấy đều tâm phục khẩu phục. Có lẽ chính vì cái tâm đẹp, luôn hướng về cái thiện mà vua có duyên với đạo Phật. Tương truyền vua sinh ra đã có thân thể sáng óng như vàng, sau khi nhường ngôi lại cho con là vua Trần Anh Tông thì xuất gia đi tu, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, có công lớn sáng lập lên thiên phái Trúc Lâm Yên Tử, cũng là vị tổ đầu tiên của thiền phái này. Lập chùa, cất tinh xá xong, vua còn đích thân đi truyền giảng tư tưởng riêng của Phật giáo Việt Nam. Tư tưởng đó thể hiện rõ trong bài thơ Cư Trần Lạc Đạo do chính ngài sáng tác:
>> Xem thêm: Tại sao các cung thủ thời phong kiến cổ đại lại bắn mũi tên lên trời mỗi khi ra trận?
"…Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền…"
>> Xem thêm: 'Vợ lẽ' thời xưa ngoài sinh con nối dõi tông đường, còn có một tác dụng khác: Hậu thế ngậm ngùi thương thay
Vua Trần Nhân Tông không chỉ có đóng góp to lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông mà còn được xem là nhà thơ, nhà văn hóa tiêu biểu của Đại Việt thời trung đại. Năm 1308, ngài viên tịch tại đỉnh Ngọa Vân, núi Yên Tử, hậu thế yêu mến, kính trọng đã suy tôn vua là Phật Hoàng Trần Nhân Tông - vua Phật Việt Nam.
>> Xem thêm: 10 nhân vật nức tiếng nhất cuối thời nhà Thanh: Từ Hi đứng đầu, Uyển Dung xinh đẹp, người thứ 4 gây bất ngờ
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này