Dân tộc Sami chỉ có hơn 140.000 người, sinh sống chủ yếu ở những vùng bình nguyên xa xôi phía bắc Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Nga. Chăn thả tuần lộc đối với họ không chỉ là một nghề mà còn là cách sống. Tuy nhiên, hơn một thập niên trước, chính phủ Na Uy đã ban hành nhiều điều luật hạn chế quy mô các đàn tuần lộc. Giới chức Na Uy cho rằng các điều luật này là cần thiết để ngăn nạn chăn thả quá đà. Ảnh: New York Times.
Jovsset Ante Sara, 26 tuổi, không chấp nhận sự áp đặt của chính phủ Na Uy. Anh thông thuộc vùng bình nguyên như chúng ta nhìn vào tấm bản đồ thành phố. Anh rành rẽ từng ngọn đồi, từng thung lũng. Tri thức về vùng đất này đã được truyền dạy qua nhiều thế hệ người Sami. Sara có thể phân biệt từng con tuần lộc trong đàn qua những dấu hiệu nhỏ. Gia đình anh cần đàn tuần lộc để gìn giữ bản sắc văn hóa cũng như quyền sở hữu của họ trên mảnh đất. Theo luật, gia đình của Sara buộc phải giữ bầy tuần lộc không vượt quá 75 cá thể. Ảnh: New York Times.
Mỗi năm, nếu số tuần lộc trong bầy tăng quá giới hạn này, Sara buộc phải giảm bầy bằng mọi biện pháp, kể cả giết thịt. Tuy nhiên, Sara không thể chấp nhận "tàn sát" đàn tuần lộc từ 350-400 con của mình nên quyết định đưa vụ việc ra tòa. Anh thua kiện tại Tòa án Tối cao Na Uy, chịu tổng mức phạt gần 60.000 USD với nguy cơ mất luôn cả mảnh đất tổ tiên để lại. Chính quyền cho Sara đến cuối năm nay phải thực thi quyết định hoặc sẽ tăng thêm tiền phạt. Người đàn ông 26 tuổi có thể mất hết cả đàn tuần lộc. Ảnh: New York Times.
Câu chuyện của Sara chỉ là một trong hành loạt cuộc đấu tranh dai dẳng của người Sami ở Na Uy nhằm gìn giữ bản sắc và lối sống truyền thống. Những nhà truyền giáo Thiên chúa giáo ở châu Âu đã buộc người Sami tín ngưỡng thần linh và pháp sư. Có những câu chuyện kể rằng trẻ em người Sami bị đưa đến những trường nội trú, được nghiên cứu bởi những nhà nhân chủng học. Những câu chuyện đã để lại vết nhơ trong lịch sử các nước Bắc Âu. Ảnh: New York Times.
Chính phủ Na Uy đang nỗ lực khắc phục những sai lầm trong quá khứ. Người Sami giờ đây có trường học, trường đại học riêng dạy ngôn ngữ dân tộc. Họ còn có cơ quan nghị viện riêng, dù chỉ mang tính biểu tượng. "Thủ phủ" của dân tộc này là Kautokeino, ở hạt Finnmark. Nơi đây được xem là trái tim của Sapmi, hay "vùng đất của người Sami". Ảnh: New York Times.
Số cá thể tuần lộc tại đất nước Bắc Âu rơi vào khonarg 220.000 con. Dân số Sami ở Na Uy hiện còn khoảng 55.000 người. 10% trong số họ sống bằng nghề chăn thả tuần lộc, bán lấy thịt hoặc lấy da thuộc. Mọi bộ phận của tuần lộc đều được tận dụng. Da có thể được dùng làm găng tay hoặc giày. Thịt được bán ở khắp Na Uy, thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài. Sừng tuần lộc còn được tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc cho các vị thuốc đông y. Ảnh: New York Times.
Elle Marja Eira (phải), 34 tuổi, là một nhà làm phim và ca sĩ dân tộc Sami, Gia đình cô cũng làm nghề chăn thả tuần lộc qua nhiều thệ hệ. Từ nhỏ cô đã nghe kể những câu chuyện về cưỡng ép truyền giáo và những vụ đốt phá của các nhóm truyền giáo. Cô cùng nhiều người trẻ chọn phản đối những chính sách mang nặng tính phân biệt sắc tộc và các dự án công nghiệp đe dọa lối sống của người Sami. Bố của Eira, ông Per Henrick, cùng những người bạn vừa khởi kiện một dự án năng lượng chính phủ đe dọa chiếm đoạt phần lớn diện tích chăn thả gia súc của địa phương. Ảnh: New York Times.
Cũng như ông Sara, gia đình Eira kịch liệt phản đối lệnh giới hạn quy mô bầy tuần lộc của chính phủ Na Uy. Cô phẫn nộ vì chính quyền không quy định cụ thể ai chịu trách nhiệm giết số tuần lộc vượt quy định, mà buộc các gia đình tự giải quyết. Trong khi đó, tuần lộc là một phần gắn liền với cuộc sống người Sami với những liên kết về tình cảm rất lớn. Đối với nhiều gia đình, việc giảm quy mô bầy sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thu nhập hàng năm. Chẳng hạn, nếu Sara tuân thủ phán quyết của tòa án, gia đình ông mỗi năm chỉ kiếm được khoảng 4.700-6.000 USD. Ảnh: New York Times.
Gần 95% diện tích hạt Finnmark do chính phủ quản lý, dù phần lớn đất đai được người Sami sử dụng để chăn thả gia súc một cách hợp pháp. Trong nhiều thập niên, chính phủ Na Uy đã thừa nhận việc chăn thả tuần lộc là một hoạt động của riêng người Sami. Những tranh cãi bắt đầu bùng lên vào năm 2007 khi luật giới hạn quy mô đàn tuần lộc được ban hành, buộc người Sami phải giết gần 30% số tuần lộc vào thời điểm đó. Người người Sami chỉ trích lệnh cấm nhằm hạn chế vùng đất sinh sống của dân tộc này, tăng thêm đất cho các dự án công nghiệp. Ảnh: New York Times.