Xây nhà vào lớp băng vĩnh cửu ở thị trấn cực Bắc thế giới
Lạc đà khổng lồ từng lang thang khắp Bắc Cực / Tại sao lỗ hổng tầng ozone tại Bắc Cực vừa đột ngột đóng lại?
Khi Mặt Trời lặn vào ngày 5/10 hàng năm, thị trấn sẽ không thấy vầng thái dương trở lại trong vòng 155 ngày, cho đến ngày 8/3 năm sau. Trong hầu hết khoảng thời gian này thị trấn hoàn toàn bị bao phủ trong bóng tối.
Hầu hết khách du lịch tìm đến Longyearbyen, chỉ cách Bắc Cực 1.050km, trong thời gian này để có cơ hội nhìn thấy Bắc Cực Quang, còn cơ hội để nhìn thấy gấu Bắc Cực đó là lý do nơi này thu hút du khách du lịch quanh năm.
Một thế giới đang thay đổi
Những ngôi nhà đầy màu sắc của thị trấn nằm dọc bên sườn núi thấp hơn ẩn giấu một bí mật đen tối: Longyearbyen đang bị đe dọa. Biến đổi khí hậu đã đem đến những thay đổi đột biến cho thời tiết của Svalbard trong 10 năm qua. Bên cạnh nhiệt độ mùa hè và mùa đông tăng lên, các hòn đảo có mưa nhiều hơn. Trong khi vào mùa đông, tuyết rơi chưa từng thấy đã vùi dập các sườn núi.
Kể từ năm 2014, thời tiết thay đổi đã dẫn đến tuyết lở ở sườn dốc phía trên thị trấn, điều mà người dân chưa từng thấy trước đây. Điều này đã được nhìn thấy ở Svalbard "với việc chúng ta đang chứng kiến những thay đổi dữ dội", nhà khoa học khí hậu Ketil Isaksen thuộc Viện Khí tượng Na Uy cho biết.
Kể từ năm 1961, tốc độ ấm lên ở Svalbard đã gấp năm lần mức trung bình toàn cầu. Vào tháng 3 năm ngoái, Longyearbyen đã lập kỷ lục 100 tháng liên tiếp nhiệt độ trên mức bình thường. Ngày nay, theo tờ The Guardian, đây là thị trấn nóng lên nhanh nhất thế giới.
Một góc khu định cư Longyearbyen. |
“Trong những ngày mùa đông u ám, nhiều cư dân Longyearbyen sợ ở trong nhà của họ”, Bente Naeverdal, quản lý tài sản tại Statsbygg, Cơ quan Xây dựng Nhà nước Na Uy, vốn sống ở Longyearbyen, cho biết. Họ có lý do chính đáng để sợ hãi.
Vào tháng 12/2015, một trận tuyết lở đã giết chết hai người và phá hủy 11 ngôi nhà tại chân núi Sukkertoppen. Vào tháng 2/2017, một trận tuyết lở khác đã quét sạch thêm căn nhà nữa. Kể từ năm 2018, Chính phủ Na Uy đã đầu tư khoảng 500 triệu kroner để xây các khu nhà mới cùng các biện pháp bảo vệ như rào chắn tuyết lở.
Với 60 ngôi nhà mới đã được xây dựng cách thị trấn khoảng 500m về phía Đông Bắc trong một khu vực an toàn hơn do không nằm dưới sườn núi, trong giai đoạn hai của dự án, sẽ có 142 ngôi nhà khác bị phá bỏ trong khu vực mà các quan chức chính phủ mô tả là khu vực nguy hiểm.
Theo Naeverdal, đây thực sự sẽ là chương trình xây dựng nhà lớn nhất mà khu vực này từng chứng kiến, với những vùng rộng lớn ở Longyearbyen cần được xây dựng lại.
Hầu như không ai trong số 30.000 du khách đến Longyearbyen hàng năm biết rằng thị trấn đang bị đe dọa trước những trận tuyết lở khó lường vốn đe dọa đến tính mạng và tài sản. Manh mối đầu tiên là hàng rào chống tuyết lở được dựng lên trên sườn núi ở phía trên một khu nhà.
Rào chắn cao nhất trên núi là một cấu trúc thép thẳng đứng khổng lồ, cao 10m và dài 200m, được thiết kế để ngăn tuyết từ phía Đông thổi qua rìa núi về phía thị trấn. Các cấu trúc thứ hai và thứ ba, nằm ở khoảng giữa từ Sukkertoppen đi xuống và phía trên trung tâm thị trấn, là để ngăn chặn tuyết lở phá hủy các ngôi nhà.
Các rào chắn này, vốn được xây dựng vào mùa hè năm 2018, đã đem lại chút cảm giác an toàn. "Tôi sống ngay dưới các rào chắn và tôi thấy an toàn", Naeverdal nói.
Hàng rào chống tuyết lở xây dựng trên sườn núi. |
Thật không may, các rào chắn này không thể kéo dài lên hết thung lũng vì các sườn dốc dọc theo Sukkertoppen quá dốc, điều đó có nghĩa là hàng trăm cư dân sống phía dưới những dải đất này buộc phải sơ tán khỏi nhà mỗi mùa đông. Chỉ đến khi khách du lịch hỏi về những chỗ gia cố trông lạ lùng này, họ mới được nói cho biết về mối nguy tuyết lở, đang gia tăng hàng năm.
Cùng với mối đe dọa tuyết lở ngày càng gia tăng trên các ngọn núi, cư dân Longyearbyen cũng đang đối mặt với mối đe dọa từ dưới mặt đất. Hầu hết các tòa nhà ở Longyearbyen thường được xây trên cọc gỗ được đóng sâu từ 6m đến 8m vào lớp băng vĩnh cửu, theo giáo sư Arne Aalberg, lãnh đạo bộ phận công nghệ tại Trung tâm Đại học Svalbard.
Băng vĩnh cửu, lớp đất đóng băng vĩnh viễn thường thấy ở khu vực Bắc Cực, đã được sử dụng trong hàng thế kỷ để làm nền móng vững chắc cho các tòa nhà. Nó được hình thành cách đây 100.000 năm khi nhiệt độ mặt đất ở các vùng Bắc Cực giảm xuống dưới mức đóng băng. Ngay cả trong những tháng mùa hè, khi nhiệt độ môi trường tăng lên trên 0 độ, lớp băng vĩnh cửu vẫn luôn chắc chắn.
Tuy nhiên, kể từ năm 1971, nhiệt độ ở Svalbard đã tăng lên 4 độ C, nhanh hơn 5 lần so với mức trung bình toàn cầu. Vào mùa Đông, khi thay đổi thấy rõ ràng hơn, nhiệt độ tăng thêm 7 độ C, theo báo cáo vào tháng 2/2019 của Cơ quan Môi trường Na Uy.
Nhiệt độ mùa hè bây giờ thường xuyên đạt mức hai con số, điều chưa bao giờ nghe thấy trong thập niên trước đây. Có nghĩa là lớp băng vĩnh cửu đang tan chảy dần từ mặt đất trở xuống dưới, điều này có hậu quả nghiêm trọng đối với nhà ở cũng như tương lai của việc xây dựng trong khu vực. Những căn nhà xây trên cọc gỗ sẽ bắt đầu chùng xuống và đổ sập.
"Miễn là nền móng vẫn còn nằm trong lớp đất đóng băng, nó vẫn vững chắc. Nhưng khi băng vĩnh cửu nóng lên, nó sẽ trở thành một đống bùn", Aalberg cảnh báo. Ngay cả khi các lớp băng vĩnh cửu ở phía dưới vẫn cứng cáp, khi các lớp trên tan chảy, các cây cọc gỗ trở nên mục nát và không ổn định.
Những cọc thép cắm sâu xuống băng để giữ cho các ngôi nhà. |
Giải pháp đắt đỏ
“Xây dựng trong một môi trường nơi mà băng vĩnh cữu “không còn có thể tin tưởng được nữa” làm phát sinh những thách thức lớn”, Inger-Johanne Tollaas, kiến trúc sư ở Oslo, vốn là quản lý dự án tại Statsbygg, giải thích. Bà đã giám sát việc xây dựng 60 ngôi nhà mới đầu tiên nhìn ra biển, cách xa thung lũng nơi bị tuyết lở đe dọa.
Dự án đã phải tránh các phương pháp xây dựng truyền thống vì các đơn vị nhà ở cần được xây trên nền móng an toàn”. Để làm được điều này, họ đã sử dụng một lượng lớn cọc thép, đóng chúng sâu xuống qua lớp băng vĩnh cửu vào lớp đá núi.
"Chúng tôi đã sử dụng một lượng thép gần như phi lý. Chúng tôi cần phải đóng cọc thép vào núi. Công việc rất vất vả và rất tốn kém. Vâng, chúng trông rất nặng nề, nhưng chúng tôi xây dựng cho tương lai. Những ngôi nhà này sẽ an toàn trong vòng 60 năm", bà nói.
Theo Tollaas, chỉ có một cách duy nhất, để làm kịp trong khung thời gian “gần như không thể” việc xây 60 đơn vị nhà ở trong điều kiện Bắc Cực trong vòng chưa đầy một năm: Đó là xây sẵn các căn nhà hoàn chỉnh trên lãnh thổ chính của Na Uy, chuyển chúng đến Svalbard sau đó cẩu chúng đặt lên nền móng thép an toàn.
Những ngôi nhà mới được xây dựng trên băng. |
Được Skanska Husfabrikken (nhà máy làm nhà) gần Trondheim xây dựng sẵn dưới dạng các đơn vị mô-đun, giải pháp này đi kèm với những thách thức của riêng nó. "Chúng tôi thực sự rất vất vả để tìm một con tàu đủ lớn. Ngay cả khi chúng tôi tìm được tàu, gần như không thể biết khi nào nó sẽ đến, do đó cần thiết phải lên kế hoạch hậu cần đàng hoàng”, Tollaas nói.
Sau đó đến lượt gió và bóng tối. "Chúng tôi đã may mắn với gió. May làm sao, gió đã tan vào những ngày chúng tôi hạ các căn nhà lên cọc thép. Biên độ sai sót của chúng tôi chỉ tính bằng milimet, nhưng chúng tôi đã xoay xở được".
Một trong những thành tựu mà Tollaas tự hào nhất là đội xây dựng đã bảo tồn thảm thực vật mà họ đào lên để xây dựng những ngôi nhà mới. Điều này rất quan trọng vì khoảng 68 loài cỏ, địa y, cây bụi lùn và rêu có thể sống sót trên lãnh nguyên Svalbard nhưng lại không sống địa trên lục địa Na Uy.
"Chúng tôi cẩn thận lấy phần cỏ cây phía trên ra để cất qua một bên. Khi các tòa nhà này hoàn thành, chúng tôi đem chúng trở lại khu vực xung quanh các ngôi nhà mới. Chúng tôi thực sự cẩn thận.Thông thường phải mất hàng trăm năm thảm thực vật phía trên này mới ra hoa một lần nữa, nhưng chúng tôi có thể thấy đã có màu xanh và hy vọng năm tới cũng sẽ có một vài bông hoa. Tôi tự hào vì chúng tôi đã có thể xây cho các hộ gia đình những ngôi nhà an toàn và bảo vệ môi trường của họ", Tollaas nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Việt Nam phát hiện nhiều thú quý hiếm, có loài đang nguy cấp, được thế giới truy lùng ráo riết
Trong 'Tây Du Ký', khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn, vì sao Bồ Đề Tổ Sư biết nhưng không cứu hắn, lý do rất đơn giản