Yết Kiêu và truyền thuyết đi bộ dưới nước
Yết Kiêu là tướng nổi danh trong lịch sử dân tộc nhờ tài bơi lội. Hiện nay, nhiều tài liệu còn ghi truyền thuyết lý giải khả năng bơi lội của ông.
Bộ sưu tập động vật kinh dị phục vụ khoa học / Cận cảnh ngọn núi 7 màu sắc lóng lánh như cầu vồng
Yết Kiêu là một trong những danh tướng của Trần Hưng Đạo, người có nhiều công lao trong các cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.
Người dân làng Hạ Bì (còn được gọi làng Quát), huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) vẫn còn lưu truyền nhiều câu chuyện huyền bí về ông.
Theo những giai thoại còn lưu truyền đến nay, Yết Kiêu có thể lặn liên tục 7 ngày 7 đêm. Dù chỉ là giai thoại, nó phần nào cho thấy người dân khâm phục tài năng của vị tướng tài ba này.
Theo Gia phả của Yết Kiêu tại đền Quát, Yết Kiêu (1242-1301, có nguồn ghi 1303) tên thật Phạm Hữu Thế. Cha làm nghề đánh cá, mất khi ông 8 tuổi. Nhà nghèo nên từ nhỏ Phạm Hữu Thế phải lăn lộn sông nước kiếm sống.
Theo một số tài liệu còn lưu giữ tại làng Hạ Bì, năm 15 tuổi, vào buổi sáng tinh mơ, Phạm Hữu Thế ra sông gánh nước. Trong cảnh sương mù mịt phủ khắp mặt sông, ông thấy hai con trâu trắng húc nhau, liền dùng đòn ống đánh đuổi, can ngăn.
Đền Quát thuộc Xã Yết Kiêu ở Hải Dương. Ảnh: Cổng thông tin điện tử huyện Gia Lộc (Hải Dương).
Hai con trâu biến mất, Hữu Thế thấy hai chiếc lông dính vào đòn ống. Khi đặt chúng xuống nước, ông thấy nước rẽ ra làm đôi. Cho đây là lông trâu thần, ông liền nuốt vào bụng. Từ đó, Phạm Hữu Thế có thân thể cường tráng, bơi lội tài giỏi, đi trong nước như trên đất bằng.
Năm 1285, khi quân Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, chàng thanh niên Phạm Hữu Thế lập tức lên đường tòng quân bảo vệ đất nước. Ông được nhà Trần tuyển vào thủy quân.
Tương truyền, lúc bấy giờ, nhà Trần tổ chức hội thi tuyển chọn người tài ở Vạn Kiếp. Trần Ích Tắc (con vua Trần Thái Tông) có gia nô tên Đô Châu là đô vật nổi danh toàn vùng, không có đối thủ trong cuộc thi này. Khi giáp mặt Phạm Hữu Thế, Đô Châu đã thất bại “tâm phục, khẩu phục”.
Sau hội thi đó, Phạm Hữu Thế được Trần Hưng Đạo mời làm gia nô và trở thành danh tướng thủy quân. Đồng thời, tên Yết Kiêu do Trần Hưng Đạo đặt theo tên loài cá kình ngư khổng lồ ở biển thời xưa.
Dưới trướng của Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu phát huy được tài năng bơi lội thần kỳ của mình. Ông có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.
Theo một số tài liệu, mỗi khi đêm xuống, Yết Kiêu dẫn quân lặn ở khu vực thuyền giặc neo đậu, nhẹ nhàng khoan đáy thuyền, lấy giẻ nút lỗ rồi dùng dây nối các nút với nhau. Chờ quân giặc ngủ say, Yết Kiêu ra lệnh giật dây nút lỗ, thuyền chìm dần. Mỗi đêm, ông đục thủng khoảng 30 chiến thuyền của địch.
Có lần, ông không may bị địch bắt. Bằng trí thông minh và tài bơi lội, Yết Kiêu dụ địch thả ông ra rồi nhảy xuống nước trốn thoát.
Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên kết thúc, Yết Kiêu tiếp tục có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ông được vua Trần giao nhiệm vụ tháp tùng đoàn sứ bộ sang nhà Nguyên sau chiến tranh.
Với những đóng góp to lớn đó, Yết Kiêu trở thành một trong những danh tiếng lẫy lừng bậc nhất xuyên suốt lịch sử dân tộc, trở thành biểu tượng của thủy quân nước ta và là niềm tự hào to lớn của quê hương, nơi ông được suy tôn là thành hoàng làng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?
CLIP: Cuộc "tử chiến" kịch tính giữa chó ngao và gấu đen, kết cục đầy bất ngờ
Cột tin quảng cáo