Khám phá

‘Kinh hãi’ dịch bệnh từng chết 2.000 người mỗi ngày

DNVN - Trong khoảng thời gian năm 165 đến 180, đại dịch đã cướp đi tính mạng của hàng triệu người. Khiến đội quân La Mã hùng mạnh thời đó bị tàn phá kiệt quệ.

Giải lời nguyền từ tảng đá... 'bướu cổ' / Sự thật về xoáy nước khổng lồ tại một hồ nước ở Mỹ: Không phải là con đường dẫn đến hố đen vũ trụ như nhiều người lầm tưởng

Theo BBC, trong khoảng thời gian năm 165 đến 180, đại dịch Antonine cướp đi tính mạng của 5.000 người La Mã trong một ngày. Khi đại dịch kết thúc, hàng triệu người tử vong bởi căn bệnh quái ác.

Đến nay, người ta vẫn chưa biết chính xác dịch bệnh kinh hoàng này là gì và nguyên nhân của nó. Song một số nhà khoa học cho rằng đó là bệnh đậu mùa và sởi. Bệnh bùng nổ sau khi binh lính trở về vùng Cận Đông.

Antonine còn được gọi là đại dịch Galen, theo tên của bác sĩ Hy Lạp sống ở Đế quốc La Mã - người đã mô tả bệnh dịch. Các nguồn tin cổ đại cho rằng dịch bệnh xuất hiện đầu tiên trong cuộc vây hãm La Mã của quân Seleucia vào mùa đông 165-166.

Theo các nhà nghiên cứu, có thể đại dịch Antonine đã lấy đi mạng sống của hoàng đế La Mã khi ông mới chỉ 39 tuổi. Vị hoàng đế đó có tên Lucius Verus (130-169).

Theo nhà sử học người La Mã Dio Cassius (155-235), đại dịch Antonine làm 2.000 người chết mỗi ngày ở Rome, một phần tư số người bị ảnh hưởng, tỷ lệ tử vong bởi căn bệnh khoảng 25%.

Khoảng 5 triệu người tử vong vì đại dịch Antonine. Khắp vùng Tiểu Á, Ai Cập, Hy Lạp và Italy đều bị càn quét bởi đại dịch này. Trận dịch lịch sử đã giết chết một phần ba dân số ở một số vùng thuộc địa Trung Hải thời đó, tàn phá kiệt quệ đội quân La Mã hùng mạnh.

Theo Hà Sơn/Zing
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm