Khoa học - Công nghệ

Nỏ thần An Dương Vương: Công nghệ bí mật đánh dấu chủ quyền hàng nghìn năm của người Việt

DNVN - "Đà không sợ nỏ thần của ta sao?", đó là câu nói cuối cùng Vua An Dương Vương tại thành ốc Cổ Loa được sử sách ghi lại. Vua đã thua vì chủ quan khinh địch nhưng nỏ thần và tòa thành tiên xây hình ốc Cổ Loa cao như núi Côn Lôn chứng minh quân dân Âu Lạc có trình độ kỹ thuật cao.

Người phục dựng "nỏ thần" trong truyền thuyết / Nỏ thần của An Dương Vương và Loa Thành 9 vòng ốc là có thật?

Vào một ngày tháng 10 năm 2023, kỹ sư Vũ Đình Thanh (người phục dựng nỏ thần) có gặp ông Phạm Xuân Khoa - chủ tịch HĐQT một công ty về xây dựng cầu đường và hạ tầng kỹ thuật tại nhà thượng tướng, viện sĩ, tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.

Ông Khoa có đề nghị kỹ sư Thanh chia sẻ về bí quyết nỏ thần, vì theo ông Khoa, việc bắn cùng lúc nhiều mũi tên bay xa với uy lực mạnh mẽ như nghiên cứu của kỹ sư Thanh là không hề đơn giản. Có lẽ nhờ làm việc trong tập đoàn hàng không vũ trụ Almaz Antey Nga nên kỹ sư Thanh mới có được những kinh nghiệm về lý thuyết và thực tiễn phục vụ cho việc phục dựng nỏ thần.

Mũi tên đồng Cổ Loa bắn từ trên cao y hệt như các flechette thả từ máy bay giệt bộ binh, kỵ binh 2300 năm sau.

Ông Khoa nói đã xem video trên kênh youtube của Truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV9-CNTV về loại nỏ cực mạnh 3 tầng cánh. Trong video có nói về một cuốn sách cổ có vũ khí nỏ bắn tên bằng ống cực kỳ uy lực cùng lúc bắn ra hàng chục mũi tên.

Thế nhưng, khi các nhà khoa học Trung Quốc phục dựng loại nỏ này thì chùm mũi tên bay có 2m. Dù nỏ có 3 tầng cánh (tức là lực mạnh hơn cánh nỏ thần phục dựng ít nhất 9 lần) nhưng chùm tên chỉ bay có 3 m. Trong khi chùm mũi tên đồng Cổ Loa của nỏ thần phục dựng bay xa đến gần 200 m. Nếu có 3 tầng cánh thì chùm tên từ nỏ thần phục dựng sẽ bay xa hơn nhiều.

Tất nhiên, bí mật nỏ thần đã được trình bày trong độc quyền sáng chế của kỹ sư Thanh nhưng đó chỉ là thông số cơ bản để bảo vệ độc quyền sáng chế. Cách sử dụng sáng chế đó như thế nào lại là một bí mật.

Trong truyền thuyết xưa, Trọng Thủy, Triệu Đà và người dân Cổ Loa đều nhìn thấy nỏ thần bắn bằng ống. Chính vì thế hàng nghìn năm qua cho tới trước Cách mạng Tháng 8, người dân Cổ Loa có tục rước nỏ thần là một cái nỏ có ống và cắm các mũi tên vào.

Mới nhất, các nhà khoa học Trung Quốc cũng có sách cổ nói về loại vũ khí nỏ bắn bằng ống nhưng khi phục dựng thì chùm tên bay có 2m. Tức là, điều mà rất nhiều người tưởng chừng đơn giản đó chỉ khiến chùm tên bay 2m chứ không phải bí mật nghìn năm của nỏ thần An Dương Vương.

Nhờ bí mật đó mà cột mốc chủ quyền bằng công nghệ của cha ông ta vẫn rực sáng cả nghìn năm.

Video lý giải vì sao mũi tên Cổ Loa của nỏ thần phục dựng bay gần 200 m trong khi chùm tên từ nỏ Trung Quốc bay có 2m.

“Nhưng biết công nghệ làm nỏ bắn cùng lúc nhiều mũi tên xa và mạnh hoàn toàn chưa đủ để nỏ thần bắn một phát giết cả vạn quân. Quân dân Âu Lạc còn có một công nghệ mà hàng nghìn năm sau loài người mới nghĩ ra và rất nhiều người ngày nay còn không biết đến công nghệ này”, kỹ sư Thanh giải thích.

Đó là công nghệ mũi tên rơi flechette, đạn chùm hay đạn rải đinh. Công nghệ này mới được phát minh từ chiến tranh thế giới thứ nhất khi thả đồng loạt chùm mũi tên sắt flechette từ máy bay đang bay vào đội hình bộ binh và kỵ binh của đối phương.

Mỹ đã áp dụng công nghệ này trong chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng cách thả các flechette từ các máy bay bà già vào đội hình bộ binh quân ta và trong đạn tổ ong hay đạn rải đinh. Một loại đạn pháo khi đầu đạn nổ trên không trung tung ra hàng nghìn mũi tên flechette rơi nhanh dần đều vào bộ binh của ta. Loại đạn pháo này cũng đang được sử dụng tại Ucraina.

Mấu chốt của công nghệ này là các mũi tên lao nhanh dần đều vào bộ binh địch chỉ nhờ sức hút của trái đất. Để đạt được điều đó, các mũi tên flechette phải được chế tạo sao cho không bị không khí cản lại và như vậy vật liệu không thể từ gỗ tre được vì gỗ tre sẽ bị không khí cản lại. Đồng sắt là vật liệu tốt nhất.

 

Tiếp theo là hình dạng mũi tên phải đặc biệt để khi lao từ trên xuống dưới giảm thiểu tối đa sức cản không khí và đầu nhọn đâm vào quân thù. Tất cả những điều kiện về công nghệ của thế kỷ 20 này đã được người Việt tạo ra cách đó 2.300 năm trước mà bằng chứng là đống mũi tên đồng Cổ Loa khảo cổ trong bảo tàng lịch sử.

Số mũi tên đó hoàn toàn trùng hợp tuyệt đối về hình dáng kích thước với các mũi tên rơi flechette của thế kỷ 20. Nghĩa là dùng đống mũi tên Cổ Loa cách đây 2.300 năm thay thế được ngay cho các flechette thả từ máy bay trong thời hiện tại.

Công nghệ này tưởng chừng đơn giản, chỉ cần thả mũi tên từ trên cao thôi nhưng lại rất hiệu quả. Chính công nghệ này đã khiến nỏ thần một phát bắn xuyên giáp vạn quân. Kỹ sư Thanh đề nghị các thầy cô lớp 10 nên đưa vào bài toán vật lý "công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất".

Đồng thời, cho tính toán cụ thể vận tốc của mũi tên Cổ Loa khi thả tự độ cao 500 m (thành cao 100 m -200 m, nỏ thần bắn cao 400 m) để tất cả các học sinh qua bài toán vật lý biết rằng mũi tên Cổ Loa khi chạm đất (tức là lúc đâm vào quân thù từ trên cao) có vận tốc 100 m/s. Vận tốc này có thể xuyên tất cả giáp sắt, xuyên táo cả 10 tên giặc nếu chúng đi lên dốc y hệt như hàng loạt sử sách đã mô tả.

Cách đây 2.300 năm, quân Tần đâu biết đến vật lý, đâu hiểu về chuyển động nhanh dần đều nhờ sức hút của trái đất mà chỉ biết đến sức mạnh hủy diệt của mũi tên đồng Cổ Loa. Đây chính là lý do mà nỏ của quân dân Âu Lạc được gọi là nỏ thần An Dương Vương.

 

“Công nghệ mũi tên rơi flechette mà nỏ thần áp dụng cách đây 2.300 năm cũng lý giải vì sao thành Cổ Loa được rất nhiều cuốn sử sách mô tả cao như núi Côn Lôn. Nỏ Thần An Dương Vương cần phải bắn ở độ cao lớn và phục vụ cho lý do đó, quân dân Âu Lạc đã xây thành Cổ Loa cao chót vót như núi Côn Lôn để một phát bắn giết vạn tên như sử sách và truyền thuyết mô tả”, kỹ sư Thanh cho biết.

Đến đây chúng ta lại gặp công nghệ đặc biệt của người xưa mà theo truyền thuyết là do thần Kim Quy chuyển giao cho quân dân Âu Lạc. Đó là công nghệ không cần các thiết bị hiện đại xây được "tòa thành tiên xây "cao chót vót như chính sử đã gọi là Côn Lôn thành (cao như núi Côn Lôn).

Kỹ sư Thanh cũng đã tìm ra chìa khóa công nghệ này, đó là xây thành theo hình con ốc. Nhờ xây theo hình con ốc, quân dân Âu Lạc xây lần lượt từng vòng thành lên cao và theo con đường độc đạo xuyên tất cả các vòng thành đó đưa vật liệu xây tiếp vòng lên cao hơn.

Tất cả chỉ bằng sức người, lần lượt từng vòng lên cao. Chính vì thế, tòa thành tiên xây Cổ Loa phải cao chót vót như núi Côn Lôn và phải là hình con ốc chính xác như những gì truyền thuyết và hàng loạt chính sử thời Trung Hoa cổ đại mô tả.

Đống mũi tên đồng Cổ Loa trong bảo tàng lịch sử 2300 năm trước có thể nạp thay cho các flechette ngày nay trong hệ thống vũ khí sử dụng nguyên lý mũi tên rơi flechette diệt bộ binh.

Kỹ sư Thanh cho rằng, chúng ta có lời giải đáp thắc mắc vì sao trong truyền thuyết và sử sách ghi nỏ thần chỉ có một. Đó là một cái nỏ thật to bắn cùng lúc hàng nghìn mũi tên tạo vầng hào quang rực sáng mầu đồng. Lời giải đáp chính là ở hai công nghệ bí mật đặc biệt, công nghệ bí mật bắn hàng nghìn tên bằng ống mà hàng nghìn năm thất truyền. Chỉ có một nỏ nên công nghệ này sau khi nỏ bị hủy không ai biết nữa và mới được kỹ sư Thanh giải mã mới đây.

 

Công nghệ mũi tên rơi flechette mà thời đó chỉ quân dân Âu Lạc được biết với một phát bắn vạn mũi tên giết vạn quân, cộng với vầng hào quang rực sáng kim quang chứng minh một nỏ thần lớn bắn thật xa đến cả 1.000 m cùng lúc hàng nghìn mũi tên nên mới tạo được vầng hào quang rực rõ sáng mãi ngàn năm được hàng chục cuốn chính sử ghi lại. Cùng với thành ốc Cổ Loa cao chót vót giúp cho cây nỏ duy nhất nhờ con đường độc đạo của thành hình ốc cơ động từ dưới lên cao và xoay mọi hướng.

Thêm một lý giải mà kỹ sư Thanh cũng đã chứng minh trong thực tế, đó là nỏ thần lớn đó có lẫy nỏ bằng vuốt rùa (nỏ phục dụng cũng dùng vuốt rùa làm lẫy nỏ) nên khi lẫy nỏ bị đánh tráo dẫn tới việc nỏ không hoạt động. Từ đó dẫn tới thất bại của quân dân Âu Lạc trước Triệu Đà. Nếu Vua An Dương Vương có hai nỏ thần thì chắc chắn sẽ không bị thua như thế.

Chúng ta cũng cần đánh giá sự thật lịch sử về công lao của quân dân Âu Lạc, của Vua An Dương Vương và của nỏ thần. Căn cứ vào tất cả các cuốn chính sử ghi lại thì đã quá rõ ràng, quân dân Âu Lạc đã chiến thắng đại quân 50 vạn quân Tần với công nghệ cao là nỏ thần bắn từ thành ốc Cổ Loa với một phát bắn giết vạn quân.

Một điều tự hào mà truyền thuyết và rất nhiều chính sử của ta và Trung Hoa ghi lại đã được kỹ sư Thanh khẳng định là sự thật thông qua việc phát minh về cơ chế nỏ thần. Qua câu chuyện phục dựng nỏ thần của kỹ sư Thanh, ông Khoa chia sẻ rất tâm huyết với việc phục dựng lại biểu tượng một thời oai hùng của cha ông.

Ông Khoa tin rằng, dưới sự hỗ trợ của doanh nghiệp và các cá nhân sẽ phục dựng lại được tòa thành tiên Cổ Loa hình ốc 9 vòng cao chót vót với nỏ thần bắn cùng lúc cả vạn mũi tên đồng tạo vầng hào quang rực sáng. Đúng như những gì mà truyền thuyết, ca dao và hàng chục cuốn chính sử của ta và Trung Hoa ghi lại. Đó không chỉ là tâm huyết mà là nghĩa vụ của con cháu Âu Lạc.

 

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm