Khoa học - Công nghệ

Ứng phó với biến đổi khí hậu: Cần những giải pháp mang tính toàn cầu

Với những người trực tiếp hứng chịu hậu quả của các hình thái thời tiết cực đoan, họ đang mong muốn hội nghị COP26 sẽ mang lại những hành động thiết thực.

5 công nghệ được ứng dụng trong nông nghiệp thông minh / Truy xuất nguồn gốc nông sản gặp khó

Các quốc gia tham gia COP26 cam kết bảo vệ và phục hồi rừng. (Ảnh: Reuters)

Các quốc gia tham gia COP26 cam kết bảo vệ và phục hồi rừng. (Ảnh: Reuters)

Nhiệt độ tăng cao kỷ lục, bão lũ bất thường, hạn hán nghiêm trọng kéo dài dẫn đến cháy rừng, cạn kiệt nguồn nước cho canh tác nông nghiệp, thủy điện và thậm chí cả nước sinh hoạt hàng ngày… đó là những gì đang diễn ra tại bờ Tây nước Mỹ.

Ông Darin Dinsmore - Cư dân bang Arizona, Mỹ nói: "Tôi nghĩ Trái đất của chúng ta đang ở thời điểm nguy kịch bởi tình trạng biến đổi khí hậu đang rất nghiêm trọng".

Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu đang diễn ra đặt mục tiêu đạt được cam kết đẩy mạnh hơn nữa việc cắt giảm lượng khí thải carbon để giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp hóa.

Anh Leonard Jung - Cư dân bang California, Mỹ cho rằng: "Cần đặt ra mục tiêu cụ thể cho mỗi năm trong vòng 5 năm tới để xem chúng ta thực sự cắt giảm lượng khí thải carbon như thế nào".

 

Hiện nhiệt độ toàn cầu đã tăng 1,1 độ C và dự báo sẽ tăng 2,7 độ C vào năm 2100. Nhiều cuộc tuần hành đã diễn ra trên khắp nước Mỹ nhằm kêu gọi chính quyền triển khai ngay những biện pháp cụ thể nhằm giảm phát thải khí carbon và ứng phó với hậu quả của biến đổi khí hậu. Đây cũng là lý do mà tại Hội nghị COP26 đang diễn ra, Chính phủ Mỹ đã đưa ra những sáng kiến hành động cụ thể và kêu gọi các quốc gia thành viên cùng tham gia. Bởi bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cần có những giải pháp mang tính toàn cầu.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm