Việt Nam đã công bố hơn 13.000 tiêu chuẩn quốc gia
Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn trang thiết bị y tế ở Việt Nam và Thế giới / Nobel Hóa học 2021 vinh danh phát hiện vĩ đại
Chiều ngày 14/10/2021 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tổ chức Lễ kỷ niệm 51 năm Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14/10.
Ngày Tiêu chuẩn thế giới năm nay có chủ “Tiêu chuẩn phục vụ các Mục tiêu phát triển bền vững – Tầm nhìn chung cho một thế giới tốt đẹp hơn” nhằm truyền tải thông điệp: Tiêu chuẩn cung cấp những giải pháp để giải quyết các thách thức liên quan đến các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG); tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên sự hợp tác - thế giới không thể đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững một cách đơn độc; tiêu chuẩn có thể giúp chúng ta gây dựng mọi thứ trở lại tốt đẹp hơn - COVID-19 đã làm gia tăng tính cấp thiết phải đạt được các SDG.
Tại Lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Lê Xuân Định cho biết, việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia là nền tảng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo vệ lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng Việt Nam. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn cũng góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm hàng hoá chủ lực của Việt Nam.
Áp dụng các tiêu chuẩn, doanh nghiệp có công cụ để giải quyết đòi hỏi khắt khe của thị trường, đảm bảo hoạt động hiệu quả, tăng năng suất, tiếp cận thị trường mới. Khi sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế, người tiêu dùng có thể tin tưởng sản phẩm và dịch vụ an toàn, tin cậy và có chất lượng tốt, nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường.
Lễ kỷ niệm 51 năm Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14/10.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 - 2030, Chính phủ đã xác định "Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số". Theo yêu cầu này, hoạt động xây dựng Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia cũng gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến 2030.
Để thực hiện, việc tạo lập hạ tầng tiêu chuẩn tiên tiến, tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế mới nhất phục vụ cộng đồng doanh nghiệp đi tắt đón đầu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cần thiết.
Ông Linh cho rằng, thời gian tới cần thúc đẩy xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn, gắn với doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Trong hoạt động này có sự tham gia của doanh nghiệp từ khi xây dựng tiêu chuẩn để gắn tiêu chuẩn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy các tiêu chuẩn nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Đến nay, Bộ KH-CN đã công bố hơn 13.000 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt trên 60 %, bao trùm hầu hết lĩnh vực của nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp chủ động tăng cường năng lực và chuẩn bị các giải pháp, chiến lược tốt nhất trong việc tuân thủ các quy tắc và quy định đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng trong thương mại hóa toàn cầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao kim loại chiến lược Antimon có thể thay đổi cục diện địa chính trị thế giới?
Tìm kiếm tài năng, thúc đẩy sáng tạo từ doanh nghiệp khởi nghiệp
Phát hiện mới củng cố giả thuyết về sự sống trên Sao Hỏa
Biến rong biển thành nhiên liệu xe hơi, hóa giải nguy cơ khủng hoảng môi trường
Công nghệ tác động thế nào đến ngành logistics?
Nvidia tạo dấu ấn mới trên đường đua trí tuệ nhân tạo