Khám phá

Khu rừng hóa thạch lâu đời nhất thế giới vừa được tìm thấy ở New York

Một khu rừng hóa thạch lâu đời nhất thế giới đã được tìm thấy tại một mỏ đá bỏ hoang ở Cairo, New York.

Hóa thạch thằn lằn 300 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Canada / Nấm mồ hóa thạch tiết lộ thảm họa khiến khủng long tuyệt chủng

Được phát hiện tình cờ vào năm 2009, những mạng lưới hóa thạch cực kỳ quý hiếm này, một số trong đó rộng gần 11 mét đánh dấu vị trí một số cây gỗ đầu tiên từng cắm rễ

Hình ảnh mạng lưới khu rừng hoá thạch cổ đại mới được phát hiện.
Hình ảnh mạng lưới khu rừng hoá thạch cổ đại mới được phát hiện.

"Bạn đang đi bộ qua rễ cây cổ thụ. Đứng trên bề mặt mỏ đá, chúng ta có thể tái tạo khu rừng sống xung quanh chúng ta trong trí tưởng tượng", nhà cổ sinh vật học Christopher Berry từ Đại học Cardiff ở Vương quốc Anh nói.

Nhiều rễ cây thân gỗ cỡ lớn được cho là thuộc về các loài thuộc chi Archaeopteris, tổ tiên của những cây hiện đại ngày nay và là một trong những cây đầu tiên thu giữ và lưu giữ carbon dioxide từ không khí bằng những chiếc lá xanh phẳng.

Loại hoạt động này sẽ làm thay đổi đáng kể khí hậu hành tinh của chúng ta, có khả năng bổ sung thêm oxy vào khí quyển và cung cấp môi trường sống tươi tốt cho côn trùng nguyên thủy và các sinh vật giống như động vật nhiều chân và sẽ còn nhiều năm sau nữa trước khi chim và các động vật lớn khác làm nhà trên cây.

"Vào cuối thời kỳ Devonia (khoảng 360 triệu năm trước), lượng carbon dioxide đã giảm xuống mức mà chúng ta biết ngày nay”, Berry giải thích.

 

Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế cho đến nay đã lập bản đồ hơn 3.000 mét vuông của khu rừng hóa thạch này, bao gồm hai loại cây cổ thụ khác, một trong số chúng thuộc nhóm thực vật hóa thạch được gọi là cladoxylopsids và nhóm kia vẫn chưa được xác định.

Nhìn chung, khu rừng khá thưa thớt, với những cụm cladoxylopsids được phát hiện khắp nơi. Cây không lá đặc biệt này sẽ vươn cao 10 mét với các nhánh giống như cần tây ngắn và rễ nông. Archaeopteris lại giống như một cây thông hơn, nhưng thay vì mang kim nó sẽ mọc lông giống như dương xỉ. Loại cây đặc biệt này thay đổi đáng kể cách thức thu thập nước.

Tất cả ba loại cây cổ đại này các tác giả cho biết chủ yếu được sinh sản thông qua các bào tử chứ không phải hạt giống.

Nhà khoa học Trái đất Howard Falcon-Lang đến từ Royal Holloway, London, người không tham gia vào nghiên cứu, nói rằng ông không nghi ngờ gì đây là những cây hóa thạch sớm nhất được tìm thấy trên hành tinh của chúng ta cho đến nay.

Falcon-Lang cho biết: "Có thể trong tương lai, một thứ thậm chí cũ hơn sẽ xuất hiện - cổ sinh vật học đầy bất ngờ. Nhưng hiện tại, điều này là vô cùng thú vị”.

 

Ngoài ra, sự hiện diện của hóa thạch cá trong mỏ đá sa thạch cho thấy khu rừng hóa thạch cổ đại này cuối cùng đã bị xóa sổ bởi một trận lụt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm