Có hay không việc 'làm giá' lợn hơi?
Đề nghị trang trại, hộ chăn nuôi giảm giá lợn xuống 70.000 đồng/kg / Tôm hùm baby lại giảm giá mạnh
Theo phản ánh từ nhiều tiểu thương bán thịt lợn, thời gian qua, họ gặp khó khăn trong việc lấy hàng do nguồn cung lợn hơi khan hiếm. Nguồn cung thịt lợn từ các lò giết mổ bị siết chặt, số lượng lợn xuất chuồng ở các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi lớn nhỏ giọt, trong khi lợn của người dân không còn.
Khó mua lợn giá 70.000 đồng/kg của doanh nghiệp
Đặc biệt, những ngày gần đây, giá lợn hơi tiếp tục tăng mạnh lên mức 80.000 đồng/kg. Khảo sát giá lợn hơi ngày 10/4 cho thấy giá lợn hơi tăng ở cả 3 miền. Trong đó, tại miền Nam, giá bán lợn hơi tại nhiều trại lớn đã tăng từ 3.000-5.000 đồng/kg so với ngày 9/4; miền Bắc, giá lợn hơi cũng tăng, phổ biến từ 82.000 - 85.000 đồng/kg; miền Trung dao động trong khoảng 75.000 - 80.000 đồng/kg.
Lợn hơi tăng giá nhưng cũng không có để mua. Theo phản ánh của Ban quản lý chợ đầu mối Hóc Môn (Tp.HCM), số lượng lợn hơi về chợ đang giảm từng ngày.
Ông Lê Văn Tiển, Phó Giám đốc Công ty TNHH quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn (Tp.HCM) cho biết, vài ngày gần đây, ngoài thị trường có dấu hiệu lợn hơi khan hiếm, thương lái nhập hàng khó khăn hơn. Một số thương lái cho biết so với ngày thường, hiện họ chỉ mua được 30-50% số lượng lợn hơi với giá 70.000 đồng/kg từ các công ty lớn.
Cũng theo ông Tiển, lượng lợn hơi về chợ giảm hẳn so với trước. Cụ thể, ngày 8/4, lượng lợn hơi về chợ đầu mối Hóc Môn chỉ đạt 2.260 con, ngày 7/4 là 2.288 con, ngày 6/4 là 2.677 con. Trong khi trước đó, lượng lợn hơi đổ về chợ này dao động bình quân từ 3.500 - 4.000 con/phiên.
Ngay cả việc mua lợn từ các công ty chăn nuôi lớn cũng rất khó khăn. Một thương lái cho biết, C.P thông báo giảm 30% lượng lợn hơi xuất bán ra thị trường.
Tính đến quản lý bằng giá trần
Phải chăng nguồn cung lợn hơi đang xuất hiện tình trạng gián đoạn "đột xuất"? Thống kê của Bộ NN&PTNT cho biết, đến ngày 5/4, cả nước có 90% số xã tại 44 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày không phát sinh các ổ dịch tả lợn châu Phi. 19 tỉnh, thành phố đang có dịch có 95% số xã có ổ dịch đã 30 ngày không có lợn chết.
Đến ngày 10/3, tổng đàn lợn trên cả nước đạt 24 triệu con, đạt 74% so với tổng đàn lợn trước khi có dịch (31 triệu con lợn vào tháng 12/2018). Trong 3 tháng đầu năm nay, tốc độ tái đàn lợn trung bình trên phạm vi cả nước tăng 6,2%. Dự kiến đến quý III, Việt Nam có thể cân đối được cung cầu thịt lợn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thông tin,đến hết quý I/2020, tổng đàn lợn của so với tháng 12/2019 đã tăng được 6,3% về số đầu lợn. Cụ thể là đến cuối tháng 3, con số đầu lợn là 24.000.000. "Với đà này thì chúng tôi nhận định đến quý III và đầu quý IV sẽ đạt số lượng bằng thời kỳ cao nhất cuối năm 2018 và lúc đó chúng ta sẽ có đủ khối lượng để cung cấp cho thị trường", ông Cường nói.
Từ số liệu trên có thể thấy nguồn cung lợn đúng là chưa thể bằng cầu nhưng không đến mức quá khan hiếm. ÔngTrần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết giá bán lẻ thịt lợn chưa giảm tương ứng với giá lợn hơi. Có mấy nguyên nhân, trong đó phải kể tới một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tuyên bố bán lợn hơi xuống mức giá 70.000 đồng/kg nhưng theo phản ánh của thương nhân, mua được số lượng đó rất nhỏ giọt. Hơn nữa, một số thương nhân phản ánh để mua được giá 70.000 đồng/kg, họ phải trả thêm chi phí bên ngoài.
Trong thời gian tới, nếu giá thịt lợn tiếp tục cao, ảnh hưởng tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ảnh hưởng lớn tới quyền lợi người dân. Đại diện Bộ Công Thương đề nghị, Chính phủ nên tính tới biện pháp mạnh hơn để đưa mặt hàng thịt lợn vào diện bình ổn giá, áp giá trần với mặt hàng thịt lợn, mỗi lần muốn tăng giá vượt 5%, doanh nghiệp phải báo cáo Chính phủ để xem xét.
Về phần Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khuyến nghị các tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cho các hộ chăn nuôi nhỏ được tiếp cận các nguồn lực như vốn, con giống... đẩy mạnh tái đàn. Hiện, giá giống cao, việc tiếp cận với chính sách tín dụng khó khăn nên nhiều hộ chăn nuôi vẫn phải bỏ trống chuồng trại.
Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi, chỉ khi tạo được thế cân bằng thị phần giữa hộ chăn nuôi với các doanh nghiệp lớn, lúc đó mới tránh khỏi được thị trường thịt lợn bị chi phối bởi một vài "ông lớn".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau 4 năm lăn bánh, Mitsubishi Outlander 2020 lên sàn xe cũ với giá ngỡ ngàng
‘Chuyên cơ mặt đất’ siêu sang, giá gần 1,4 tỷ đồng, sẵn sàng ‘ăn thua đủ’ với Toyota Alphard
Bảng giá xe Kia tháng 11/2024: Giảm giá hấp dẫn
Giá lăn bánh Honda City đầu tháng 11/2024 kèm ưu đãi hấp dẫn, hạ gục Toyota Vios và Hyundai Accent
‘Kẻ hạ sát’ Honda CBR650R trình làng với loạt trang bị nổi bật, giá 202 triệu đồng
‘Vua côn tay’ 250cc mới giá chỉ 60 triệu đồng ra mắt: 'Khắc tinh' của Honda Winner X và Exciter đã tới