Kinh doanh và tiêu dùng

Hàng trăm nghìn chiếc khẩu trang bị tịch thu được xử lý thế nào

Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, các mặt hàng khẩu trang y tế và dung dịch sát trùng, diệt khuẩn bị tịch thu mà đảm bảo chất lượng, nguồn gốc được nhanh chóng xử lý để cung ứng ra thị trường.

Fitch đánh giá tích cực về triển vọng tiêu dùng Việt Nam trong năm 2020 / Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng cao nhất trong 7 năm gần đây

Về quy trình xử lý, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, do dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, tình trạng khan hiếm các mặt hàngtế và dung dịch sát trùng, diệt khuẩn đang diễn ra trên cả nước, để nhanh chóng xử lý đưa số hàng hóa bị tịch thu nhưng đảm bảo chất lượng, rõ ràng thông tin về tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch của nhân dân, Tổng cục Thị trường đề nghị các đơn vị vận dụng khoản 5 Điều 2 Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ trưởng Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính để xác định và thực hiện quy trình xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng.

Lực lượng quản lý thị trường xử phạt nhà thuốc vi phạm (Ảnh: Bộ Công Thương)
Lực lượng quản lý thị trường xử phạt nhà thuốc vi phạm (Ảnh: Bộ Công Thương)

Đối với hàng hóa bị tạm giữ hoặc bị tịch thu do vi phạm hành chính được tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về sản xuất, cung ứng hàng hóa, đề nghị thực hiện xử lý theo quy trình xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng tại Thông tư số 173/2013/TT-BTC và Nghị định số 29/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Đối với hàng hóa bị tạm giữ hoặc bị tịch thu do vi phạm khác, đề nghị phối hợp, tham mưu với các cơ quan chức năng thành viên Ban Chỉ đạo 389 và các cơ quan có liên quan tại địa phương xác định chất lượng, nguồn gốc hàng hóa trước khi quyết định phương án xử lý.

Theo báo cáo nhanh của đơn vị này, trong ngày 07/02/2020, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, giám sát 242 kinh doanh thiết bị y tế, các hiệu thuốc trên địa bàn cả nước. Qua đó, phát hiện và xử lý 63 đơn vị vi phạm. Thu nộp ngân sách nhà nước 82.000.000 đồng. Đồng thời tạm giữ: 370.790 khẩu trang các loại.

Như vậy, cộng dồn từ ngày 31/01 đến ngày 07/02/2020, lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đã kiểm tra, giám sát, xử lý 3.206 vụ vi phạm đối với mặt hàng khẩu trang và nước sát trùng, sát khuẩn trên địa bàn cả nước.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm