Tổng đàn lợn phục hồi 80% so với trước dịch
Thu nhập 90% người tiêu dùng Việt bị ảnh hưởng bởi COVID-19 / Chán cua biển, cua đồng, giới nội trợ lùng mua cua đá núi
Mới đây Bộ NN&PTNT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về tình hình nguồn cung thịt lợn. Theo đó, Bộ NN&PTNT nhìn nhận, nếu hạch toán chi tiết người chăn nuôi đi mua con giống thì giá thành khoảng 71.000 đồng/kg lợn hơi, nếu nuôi khép kín từ khâu giống đến nuôi thịt thì giá thành khoảng 50.000 đồng/kg lợn hơi.
Trong khi đó, giá lợn hơi ở nhiều địa phương miền Bắc (Tuyên Quang, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên,...) đang dao động quanh mức 82.000-85.000 đồng/kg; giá lợn hơi ở miền Trung-Tây Nguyên quanh mức 79.000-86.000 đồng/kg; giá lợn hơi ở miền Nam 80.000-86.000 đồng/kg.
Theo tính toán của Bộ NN&PTNT, người chăn nuôi vẫn có lãi khoảng hơn 10.000 đồng/kg lợn hơi giai đoạn này - Ảnh: VGP/Đỗ Hương.
Như vậy, với mức giá này, người chăn nuôi trang trại vẫn có lãi 10.000-15.000 đồng/kg lợn hơi; trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp có thể còn cao hơn.
Theo báo cáo của các địa phương, tính đến cuối tháng 7/2020, tổng đàn lợn của cả nước đạt khoảng 24,9 triệu con, tương đương 80% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi (trên 31 triệu con vào 31/12/2018).
Theo báo cáo của 16 doanh nghiệp và đơn vị chăn nuôi lợn lớn, đàn lợn thịt trong tháng 6/2020 của các doanh nghiệp này đạt trên 4,16 triệu con, tăng so với 1/1/2019 (trước khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi) là 66,35%, tăng so với 1/1/2020 là 30,89%, đến cuối tháng 7/2020 đàn lợn thịt 4,87 triệu con tăng 17%.
Kế hoạch của 16 doanh nghiệp đến hết quý III đạt 5,17 triệu con và quý IV đạt 5,36 triệu con (tăng 68% so với 1/1/2020).
Đến hết tháng 6/2020, theo báo cáo của các địa phương tổng đàn nái của cả nước đạt trên 2,9 triệu con, tăng gần 6,94% so với tháng 1/2020, đạt 99,8% so với kế hoạch của quý II/2020 (trong đó có 115.000 con cụ kỵ và ông bà).
Cùng với đàn nái thì đến hết tháng 5/2020 cả nước có 64.212 con lợn đực giống, đủ để sản xuất tinh và phối giống cho tổng đàn nái. Mặc dù, đàn nái như vậy nhưng từ tháng 10/2019 các cơ sở mới bắt đầu phối giống sau đó tái đàn, nên đến cuối quý IV mới cơ bản đủ con giống cho sản xuất.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành đã, đang và sẽ trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường và quy định của pháp luật sẽ tiếp tục chỉ đạo, kiểm soát thực hiện các giải pháp đồng bộ cho việc phòng chống dịch, đồng thời vẫn tái đàn, tăng đàn an toàn sinh học, duy trì sản xuất để bảo đảm cơ bản đủ nguồn cung thịt lợn cho người tiêu dùng.
"Nhưng do chu kỳ sinh học nên việc tái đàn, tăng đàn sản phẩm phải vào cuối quý III và đầu quý IV mới có thể cân đối cung - cầu, đến lúc đó giá cơ bản sẽ ổn định", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
‘Kẻ hạ sát’ iPhone 16 Pro ra mắt: Chống nước, cấu hình ‘siêu khủng’, camera thay đổi khẩu độ
Xiaomi 14 sập giá dưới 17 triệu, rẻ như iPhone 14, sạc nhanh, chụp ảnh áp đảo iPhone 16 giá 22 triệu
‘Ông hoàng côn tay' thương hiệu Anh quốc ra mắt: Đè bẹp Honda Winner X và Exciter về mọi mặt, giá rẻ
Sau 2 năm sử dụng, Hyundai Santa Fe máy dầu lên sàn xe cũ với giá thế nào?
Honda chính thức ra mắt ‘vua xe ga’ 160cc mới giá 75 triệu đồng: Lấn lướt Air Blade, dễ thế chân SH
Vua hiệu năng Redmi Note 13 Pro 5G giá 8,5 triệu, màn hình, hỗ trợ 5G, camera 200MP xịn như Galaxy S24 Ultra