ADB: Việt Nam cần nỗ lực gấp đôi để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,5% / ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 xuống còn 6,3%
Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á vừa được ADB công bố tại họp báo “Cập nhật kinh tế Việt Nam” sáng ngày 25/9. Báo cáo nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nửa đầu năm 2024, do sản xuất công nghiệp cải thiện và thương mại phục hồi ấn tượng. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước còn yếu và triển vọng kinh tế toàn cầu tăng chậm tiềm ẩn một số bất ổn.
“Dự báo tăng trưởng kinh tế được giữ nguyên ở mức 6% trong năm nay và 6,2% vào năm 2025. Lạm phát dự kiến vẫn ở mức 4% trong cả hai năm do áp lực kéo dài từ căng thẳng địa chính trị và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, báo cáo cho biết.
Cũng theo ADB, công nghiệp định hướng xuất khẩu vẫn là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam. Các đơn đặt hàng mới dần quay trở lại và tiêu dùng phục hồi đã khôi phục tăng trưởng sản xuất trong nửa đầu năm 2024 và đà tăng mạnh mẽ hơn được kỳ vọng sẽ tiếp tục trong cả năm.
Chỉ số nhà quản lý mua hàng sản xuất tăng nhẹ vào tháng 8 và tiếp tục đà mở rộng cho thấy sự phục hồi của ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Nhu cầu ngoại đối với các mặt hàng điện tử xuất khẩu chủ lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
Tuy nhiên, triển vọng kinh tế toàn cầu phục hồi chậm cũng tạo ra một số bất ổn cho nền kinh tế. Công nghiệp được dự báo tăng trưởng 7,3% trong năm 2024 và tiếp tục mở rộng ở mức 7,5% vào năm 2025. Xây dựng sẽ tiếp tục tăng nếu các dự án cơ sở hạ tầng lớn được triển khai theo kế hoạch.
Các lĩnh vực khác được dự kiến tăng trưởng ở mức khiêm tốn. Dự kiến dịch vụ sẽ tiếp tục tăng 6,6%, nhờ sự phục hồi của du lịch và các dịch vụ liên quan. Trong tháng 8/2024, doanh số bán lẻ tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng doanh số 8 tháng đầu năm 2024 lên 8,5% theo giá hiện hành (5,3% theo giá thực tế). Mức tăng này vẫn thấp hơn mức 10,3% của cùng kỳ năm trước cho thấy nhu cầu trong nước còn yếu.
Về phía cầu, chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ nới lỏng sẽ tiếp tục hỗ trợ tiêu dùng hiện đang ở mức thấp. Đầu tư công sẽ có vai trò then chốt đối với sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong năm 2024. Tiếp tục chính sách hỗ trợ tài khóa và gia tăng đầu tư công sẽ góp phần kích cầu hơn nữa trong nửa cuối năm 2024.
Vấn đề tồn tại trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục gây áp lực giảm đối với lĩnh vực bất động sản – là một lĩnh vực chính của tiêu dùng trong nước trước đây. Nhu cầu trong nước dự kiến sẽ vẫn tương đối yếu trong giai đoạn 2024–2025.
Về FDI, dòng vốn FDI tích cực sẽ là động lực tăng trưởng chính. FDI tiếp tục tăng và hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu. Vốn FDI đăng ký trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt 20,5 tỉ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số này, 13,6 tỉ USD (77%) được dành cho các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu, thúc đẩy hơn nữa việc mở rộng xuất khẩu.
Ngân sách Nhà nước dự kiến sẽ thâm hụt nhẹ vào cuối năm 2024. Quốc hội đã thông qua việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng có hiệu lực đến hết năm 2024. Chính sách tài khóa mở rộng dự kiến sẽ tiếp tục, mặc dù việc thực hiện chi tiêu từ ngân sách vẫn chậm.
“Các biện pháp kích thích tài khóa nên được ưu tiên trong bối cảnh Việt Nam còn dư địa ngân sách. Việt Nam cần nỗ lực gấp đôi để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công. Điều này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các ngành như xây dựng, sản xuất và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn”, ADB khuyến nghị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp