Bắc Ninh: Nông thôn mới về đích sớm
OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới Thái Nguyên / Nghệ An: Nam Đàn phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng góp sức của người dân, chương trình nông thôn mới đã hoàn thành trước 1,5 năm và vượt mục tiêu 10 năm (2010 – 2020).
Bộ mặt nông thôn khởi sắc
Ông Nguyễn Văn Nga, trú tại thôn Ngọc Trì, xã Bình Định, huyện Lương Tài chia sẻ, từ khi có chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Bình Định đã thay đổi nhiều so với những năm trước đây, nhà cửa được xây dựng khang trang, đường sá đi lại thuận lợi.Người dân còn được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng, hướng dẫn cách thức làm ăn mới, tăng thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống.
Sự thay đổi hiện hữu từ con đường bê tông phẳng lỳ trải dài từ đầu làng cuối xóm, đến các công trình trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng khang trang.
Trước sự "thay da đổi thịt" từ chương trình xây dựng nông thôn mới, ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch UBND xã Bình Định cho biết, với xuất phát điểm thấp, xã Bình Định xác định tiêu chí nào "dễ làm trước, khó làm sau", không để tư tưởng nóng vội chạy theo thành tích. Các cán bộ từ xã đến thôn đã thực hiện tốt phương châm 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nhân dân và là đầu tàu gương mẫu bám sát cơ sở, đến từng hộ dân để "cầm tay chỉ việc" cùng nhân dân chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới.
Bộ mặt nông thôn đổi mới nhờ được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng từ đường giao thông, trường học, bệnh viện đến các cơ sở phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí. Trong đó, vai trò của nông dân vừa là người được thụ hưởng vừa là lực lượng chính tạo nên sự thay đổi lớn này.
Theo ông Nguyễn Hồng Quang, sau gần 10 năm xây dựng nông thôn mới, đến nay, xã Bình Định đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới.Hiện xã đã trình hồ sơ để Ban Chỉ đạo nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh tiến hành thẩm định, công nhận xã đạt chuẩn vào cuối năm 2019.
Điều phấn khởi nhất là sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế ra đời, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân.Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 49,34 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo giảm chỉ còn 1,13%.
Xã Bình Định đã đóng góp công chung vào chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Lương Tài.
Lương Tài huyện thuần nông của tỉnh Bắc Ninh nên khi triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông mới gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với cách làm năng động, sáng tạo, cộng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, chính quyền và nhân dân trong thực hiện phong trào thi đua ''Bắc Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới'' giai đoạn 2010 - 2020, đến nay, diện mạo nông thôn huyện Lương Tài đã không ngừng khởi sắc.
Kết quả lớn từ tinh thần đoàn kết toàn dân
Theo UBND huyện Lương Tài, sau gần 10 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện đã huy động gần 3.500 tỷ đồng để xây dựng các công trình trường học, đường giao thông, nhà văn hóa, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất...Đến nay, toàn huyện có 11/13 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Xác định xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, theo Chủ tịch UBND huyện Lương Tài Lê Tuấn Hồng, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.Bên cạnh đó, huyện sẽ tập trung chỉ đạo các xã đã đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới phải hoàn thiện nông cao chất lượng xây dựng nông thôn mới bền vững...
Chương trình Nông thôn mới được ban hành vào thời điểm khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế khu vực và thế giới. Trong 5 năm đầu, việc huy động tài chính xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chương trình vẫn được triển khai ở 9.000 xã trên cả nước, với 19 tiêu chí.
Trong 9 năm, cả nước đã huy động được 2,4 triệu tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, đời sống, văn hoá, xã hội các vùng nông thôn. Đến hết năm 2019, cả nước có trên 4.800 xã (54%) đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân cả nước đạt 15,66 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí, hoàn thành trước 1,5 năm và vượt mục tiêu 10 năm (2010 - 2020). Đồng thời, có 63 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và xuất hiện địa phương có xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Có 112/664 đơn vị cấp huyện (16,86%) của 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn nông thôn mới (so với năm 2010 chưa có xã đạt chuẩn; đến hết năm 2013 có 75 xã đạt chuẩn; bình quân đạt 7,87 tiêu chí/xã; chưa có huyện đạt chuẩn nông thôn mới); có 08 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Có 94% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (tăng 2% so với năm 2018, tăng 8% so với năm 2015), vượt mục tiêu đề ra vào năm 2020.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Chúng ta làm hàng vạn km đường giao thông nông thôn mà không mất một đồng tiền đền bù giải phóng nào, người dân sẵn sàng hiến đất, thậm chí hiến cả nhà, cả ngày công, tiền bạc. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới thực sự đã tạo ra một bước đột phá lịch sử, làm thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 17/11/2024: Chuyên gia nhận định ra sao về xu hướng sắp tới?
Giá ngoại tệ ngày 17/11/2024: USD duy trì ổn định ở mức 106,67 điểm
Giá heo hơi ngày 17/11/2024: Biến động khó lường suốt tuần qua
Giá nông sản ngày 17/11/2024: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục tăng
Cần khơi thông nguồn cung, hạ nhiệt giá nhà đất
PGBank khai trương trụ sở mới tại Đồng Nai
Nông dân Lương Tài, Bắc Ninh tích cực tích tụ ruộng đất trồng cây hàng hóa