Thị trường

Yên Bái: Yên Bình đẩy mạnh nguồn xã hội hóa để xây dựng nông thôn mới

Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) đang đẩy mạnh nguồn xã hội hóa, huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, nhân dân góp phần xây dựng NTM, làm thay đổi diện mạo nông thôn tại các xã trên địa bàn huyện.

Hòa Bình: Diện mạo mới trong xây dựng nông thôn mới / Ninh Thuận: Phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở một tỉnh miền núi Yên Bái gặp vô vàn khó khăn, với xuất phát điểm về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội thấp là thách thức lớn đối với các cấp chính quyền và nhân dân các dân tộc.

Yên Bái xây dựng nông thôn mới

Yên Bái xây dựng nông thôn mới

Trong 157 xã, 23 phường nằm trong Chương trình xây dựng NTM theo QĐ 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thì Yên Bái có 81 xã đặc biệt khó khăn, 68 xã thuộc khu vực II, 31 xã thuộc khu vực I.

Với quyết tâm cao của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã huy động tổng lực nguồn vốn xã hội cho xây dựng NTM.

Qua 10 năm đã huy động 23.730,2 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chỉ có 9.556 tỷ, số còn lại do các nguồn vốn tín dụng, doanh nghiệp, HTX và nhân dân đóng góp. Từ đó, tạo ra sức đột phá mới trong việc huy động nguồn vốn đầu tư cho nông thôn, nông nghiệp qua nhiều năm tắc nghẽn.

Yên Bình là một huyện còn nhiều khó khăn, do đó muốn hoàn thành các tiêu chí NTM thì nhu cầu về vốn là rất lớn. Trước những khó khăn đó, huyện đã huy động, lồng ghép mọi nguồn lực để xây dựng NTM. Đặc biệt, năm 2018 huyện đã thành lập Ban vận động và quản lý quỹ “Xây dựng nông thôn mới” với mục đích kêu gọi các tổ chức kinh tế - xã hội, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang, nhà hảo tâm… ủng hộ bằng các công trình hạ tầng, vật tư vật liệu hoặc tiền mặt để huyện Yên Bình tạo thêm nguồn lực, sớm hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM.

 

Bà con nhân dân xã Tân Hương, huyện Yên Bình, làm đường giao thông nông thôn nhờ nguồn xã hội hóa. (Ảnh:TTXVN)

Bà con nhân dân xã Tân Hương, huyện Yên Bình, làm đường giao thông nông thôn nhờ nguồn xã hội hóa. (Ảnh:TTXVN)

Bà Hoàng Thị Duyên, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Yên Bình, Phó ban thường trực Ban vận động và quản lý quỹ “Xây dựng nông thôn mới” cho biết việc huy động nguồn lực xã hội trong xây dựng NTM là việc làm rất cần thiết. Sau 2 năm thành lập, Ban vận động đã huy động được trên 6 tỷ đồng (riêng trong năm 2019 huy động được trên 700 triệu đồng tiền mặt và gần 300 tấn xi măng). Theo đó, có khoảng 3,4 tỷ đồng để xóa nhà dột nát cho hơn 100 hộ gia đình; xây dựng được gần 40 km đường giao thông nông thôn với bề mặt từ 2,5 - 3 mét với 2,5 tỷ đồng, còn lại là hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa.

Nhờ huy động tốt các nguồn lực, tính đến thời điểm giữa tháng 11, huyện đã có 9 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, phấn đấu hết năm 2019 sẽ có thêm 2 xã được công nhận đạt chuẩn. Huyện không còn xã nào dưới 10 tiêu chí. Về giao thông nông thôn bê tông hóa được hơn 280 km đường với tổng mức đầu tư trên 330 tỷ đồng; về nhà ở đã hỗ trợ hơn 400 nhà thuộc diện hộ nghèo, chính sách và có hoàn cảnh khó khăn với giá trị trên 16,4 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 26,7% (năm 2011) giảm xuống còn 18,04% (năm 2018)…

 

Để thực hiện các tiêu chí NTM trong thời gian sắp tới, huyện vẫn tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư, tập trung kêu gọi các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài huyện hỗ trợ, ủng hộ để xóa nhà dột nát, xây dựng đường giao thông nông thôn; tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, góp ngày công chung sức xây dựng NTM. Đồng thời, huyện sẽ lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cho chương trình xây dựng NTM với các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia... để ưu tiên cho những xã đang xây dựng NTM.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm