Thị trường

OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới Thái Nguyên

Để phát triển cả về kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân, Thái Nguyên cần triển khai chương trình OCOP trong xây dựng nông thôn mới bởi chương trình này phù hợp với quá trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập, nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Hải Phòng: Tăng tốc tốc về đích nông thôn mới / Hòa Bình: Diện mạo mới trong xây dựng nông thôn mới

Với những tiềm năng thế mạnh sẵn có, Thái Nguyên đặt mục tiêu đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, để đến năm 2020 toàn tỉnh có ít nhất 50 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP.

Mở rộng thị trường

Nổi tiếng là vùng đất với những đồi chè ngon và những thương hiệu chè nổi tiếng như chè Tân Cương, Chè Đồng Hỷ…Thái Nguyên hiện có 19.000 ha chè, trải rộng trên 9 huyện, thị xã, mỗi năm cho thu hoạch gần 200.000 tấn chè búp tươi. Các sản phẩm chè Thái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước.

Ngoài ra, Thái Nguyên cũng được biết đến với nhiều thương hiệu khác như gạo nếp Thầu Dầu (huyện Phú Bình), hoa đào Cam Gía (phường Cam Gía), miến dong (Đồng Hỷ)... Tuy nhiên, những sản phẩm này vẫn chỉ được biết đến và tiêu thụ chủ yếu tại thị trường trong nước, thị trường nước ngoài chỉ chiếm 20-30% tổng sản lượng tiêu thụ.

Để mở rộng thị trường nước ngoài, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ khoa học công nghệ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Mỹ và Đài Loan. Đây cũng là thị trường trọng tâm của chiến lược xuất khẩu các sản phẩm của tỉnh trong những năm tiếp theo.

OCOP giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả sản phẩm, góp phần xây dựng nông thôn mới Thái Nguyên

OCOP giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả sản phẩm, góp phần xây dựng nông thôn mới Thái Nguyên

Kết hợp OCOP

Ngày 12/9/2018, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành kế hoạch số 108/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến 2025”. Theo Đề án, tỉnh Thái Nguyên đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP, nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm, phương án, dự án sản xuất kinh doanh, tổ chức phát triển sản phẩm OCOP, xây dựng hệ thống quản lý, giám sát, đánh giá, xây dựng thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống trung tâm bán hàng và giới thiệu sản phẩm OCOP, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các khu du lịch, khu dân cư, siêu thị, chợ truyền thống, trung tâm hành chính cấp tỉnh và huyện.

Sau hơn 1 năm thực hiện chương trình OCOP, tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 200 sản phẩm có điều kiện trở thành sản phẩm OCOP, thuộc các nhóm sản phẩm: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; lưu niệm - trang trí - nội thất; và dịch vụ du lịch. Các hợp tác xã, cơ sở sản xuất đã đăng ký sản phẩm nông nghiệp có khả năng trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh như: Chè Tân Cương (Tp. Thái Nguyên), miến dong của HTX miến Việt Cường (huyện Đồng Hỷ), rau an toàn của HTX rau an toàn Hùng Sơn và HTX rau an toàn xã Bình Thuận (huyện Đại Từ), tương nếp Úc Kỳ của Cơ sở sản xuất tương nếp Úc Kỳ (huyện Phú Bình), gạo Bao Thai Định Hóa của các HTX trồng lúa thuộc huyện Định Hóa...

Ông Hoàng Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên - cho biết, việc xây dựng OCOP góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chương trình khi đi vào thực tế có ý nghĩa tích cực trong thay đổi tập quán sản xuất, hướng người dân vào kinh tế thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất khu vực nông thôn, làm gia tăng giá trị cho các sản phẩm từ 20% trở lên…

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm