Chính sách tiền tệ của Việt Nam hài hoà lợi ích thương mại quốc tế
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khẳng định sẽ cùng các bộ ngành liên quan tích cực trao đổi, làm việc, hợp tác Bộ Tài chính Hoa Kỳ tháo gỡ vướng mắc. NHNN sẽ theo đuổi các chính sách tiền tệ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, bám sát thị trường và không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.
Dưa lưới khắc chữ thư pháp còn nằm ngoài vườn đã “cháy hàng” / Cuối năm: Kiếm hàng trăm triệu nhờ nuôi gà... dưới đệm lót sinh học
Ngày 14/1, Bộ Tài chính Hoa Kỳ (BTC Hoa Kỳ) đã ban hành Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ” (Báo cáo). Tại Báo cáo kỳ này, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa Danh sách các quốc gia cần giám sát (Danh sách giám sát) gồm 10 nước, bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Irland, Singapore, Malaysia, Thụy Sỹ và Việt Nam.
Theo quy định của Đạo luật Xúc tiến và tăng cường thương mại năm 2015 của Hoa Kỳ, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cần thực hiện phân tích nâng cao về chính sách tỷ giá và kinh tế đối ngoại của các đối tác thương mại lớn thỏa mãn các tiêu chí về thặng dự thương mại song phương với Hoa Kỳ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp ngoại tệ.
Có 3 tiêu chí được lượng hóa cụ thể tại Báo cáo tháng 1/2020. Thứ nhất, thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ ít nhất 20 tỷ USD. Thứ hai, thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP. Thứ ba, nhà nước can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Trước đó, tại Báo cáo hồi tháng 5/2019, lần đầu tiên Việt Nam trở thành một trong 9 quốc gia nằm trong Danh sách giám sát do đáp ứng hai tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ và thặng dư cán cân vãng lai. Báo cáo tháng 5/2019 cũng nêu một quốc gia vào Danh sách giám sát sẽ tiếp tục được theo dõi trong hai kỳ Báo cáo tiếp theo.
Do đó, tại Báo cáo tháng 1/2020, Việt Nam tiếp tục nằm trong Danh sách giám sát dù chỉ đáp ứng một tiêu chí về thặng dư thương mại song phương. Đó là, thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ 47 tỷ USD. Còn các chỉ số khác như, thặng dư cán cân vãng lai tương đương 1,7% GDP; can thiệp mua ròng trên thị trường ngoại tệ tương đương 0,8% GDP. Tại Báo cáo này, Bộ Tài chính Hoa Kỳ lập Danh sách giám sát gồm 10 đối tác thương mại lớn, đồng thời kết luận không có đối tác thương mại nào thao túng tiền tệ.
Ảnh minh họa.
Với việc Việt Nam tiếp tục nằm trong Danh sách giám sát, trong thời gian tới, Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ tiếp tục theo dõi các thông tin, số liệu về thương mại, cán cân vãng lai, các chính sách kinh tế vĩ mô, tiền tệ của Việt Nam và có thể sẽ tiếp tục trao đổi, làm việc với các cơ quan hữu quan của Việt Nam nếu cần thiết.
NHNN khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Bộ Tài chính Hoa Kỳ quan tâm trên tinh thần hợp tác, đồng thời tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.
Theo Anh Minh/Báo Chính phủ
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết
Cột tin quảng cáo