Cơ hội lớn cho các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh tại thị trường nước ngoài
Hợp tác về nông nghiệp Việt Nam - Mỹ sẽ sớm lấy lại đà tăng trưởng / Hàng trăm sản phẩm nông nghiệp, công nghệ hội tụ tại Đồng Tháp
Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, năm 2022, giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp của Việt Nam tăng cao nhất trong những năm gần đây, đạt 3,36%.
Ngoài đảm bảo vững chắc an ninh lương thực cho 100 triệu dân, Việt Nam đã xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021. Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đã xúc tiến hợp tác vào lĩnh vực nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Việt Nam luôn thể hiện là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong các diễn đàn toàn cầu và khu vực về an ninh lương thực, chống biến đối khí hậu, hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.
Để đạt được những kết quả đó, phải kể đến sự đóng góp, hỗ trợ thiết thực và hiệu quả của cộng đồng quốc tế.
Năm 2023 có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, với việc chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp; chuyển từ tăng trưởng đơn ngành sang tăng trưởng tích hợp đa ngành, từ “đơn giá trị” sang “tích hợp đa giá trị”, đồng thời, chuyển từ mục tiêu tăng trưởng sang mục tiêu phát triển bao trùm theo 3 trụ cột của Liên hợp quốc (kinh tế, môi trường và xã hội).
Chúng tôi đã và đang triển khai quyết liệt các giải pháp để thực hiện cam kết xây dựng nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, bền vững, đóng góp vào nỗ lực toàn cầu để đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ,
“Để thực hiện được những mục tiêu Chiến lược mới của ngành nông nghiệp Việt Nam, tôi kỳ vọng trên nền tảng mối quan hệ tốt đẹp trong nhiều năm qua, cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ chúng tôi vì sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, với tinh thần tất cả các bên cùng có lợi”, ông Hoan nói.
Đồng thời, ông Hoan bày tỏ mong muốn và tin tưởng rằng các vị đại sứ, đại biện, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ củng các doanh nghiệp quốc tế sẽ tiếp tục là cầu nối hiệu quả, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế.
“Các bạn là những sứ giả quan trọng để dưa nông nghiệp Việt Nam đến gần hơn với thế giới và mang nông nghiệp thế giới đến gần hơn với Việt Nam. Tôi xin trân trọng kính mời các đối tác quốc tế và trong nước tham dự tích cực vào Diễn dàn Hệ thống Lương thực thực phẩm toàn cầu lần thứ 4 vào cuối tháng 4/2023 tại Hà Nội do Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Hệ thống Một Hành tinh của Liên hợp quốc tổ chức”, ông Hoan chia sẻ.
Phát biểu tại sự kiện, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, chiếm hơn 14,3% trong bức tranh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam năm 2022 là kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.
Bộ NN-PTNT và Bộ Công Thương đã luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác xây dựng phương án, nội dung đàm phán mở cửa thị trường trong các FTA; đảm bảo công tác phòng vệ thương mại; xúc tiến thương mại, kết nổi cung - cầu; chống buôn lậu, kiểm tra, kiểm soát chất lượng nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp;... góp phần bảo vệ, phát triển sản xuất, đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động lưu thông và tiêu thụ nông sản.
Năm 2023, cơ hội cho hoạt động thương mại quốc tế vẫn hiện hữu do nhu cầu tiêu dùng tại các thị trưởng lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc hay EU vẫn được dự báo là sẽ tiếp tục phục hồi và gia tăng, đặc biệt với các sản phẩm nông nghiệp mà Việt Nam có thế mạnh, có tiềm năng trở thành nhà cung cấp thay thế hoặc nguồn cung ứng lớn, phù hợp.
“Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ NN-PTNT và các bộ, ngành, địa phương trên các mặt công tác hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023 đã được Quốc hội và Chính phủ giao.
Chúng tôi tin tưởng với năng lực, kinh nghiệm sẵn có trong công tác chỉ đạo, điều hành và những kết quả đạt được thời gian qua sẽ là động lực mới để toàn ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển nhanh, mạnh và bền vững hơn trong thời gian tới”, ông Hải nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo