Đà Nẵng: Tháng Tết, giá tiêu dùng tăng, kinh doanh hàng hoá giảm
Đà Nẵng: Đề nghị quan tâm giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp / Du lịch Đà Nẵng hỗ trợ bao tiêu nông sản xã miền núi Quảng Nam
“Tết Nguyên đán Giáp Thìn rơi vào tháng 2/2024 vì vậy nhu cầu mua sắm của người dân đối với các mặt hàng tiêu dùng tăng cao hơn so với tháng trước, chủ yếu là các loại hàng lương thực thực phẩm. Bên cạnh đó, giá xăng dầu điều chỉnh tăng theo giá nhiên liệu trên thị trường, giá gas, điện, nước, dịch vụ giao thông công cộng tăng… là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số CPI tháng 2/2024 tăng”, Cục Thống kê Đà Nẵng giải thích.
Tổng mức bán lẻ, bán buôn hàng hoá trên địa bàn Đà Nẵng trong tháng Tết Giáp Thìn 2024 đều giảm so với tháng trước.
Cũng theo Cục Thống kê Đà Nẵng, tháng 2/2024 trùng với Tết Nguyên đán nên hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng diễn ra khá sôi động, đặc biệt là tại thời điểm trước Tết. Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2/2024 lại giảm 10,4% so với tháng trước (ước đạt hơn 9.700 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước).
Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 2/2024 ước đạt gần 5.800 tỷ đồng, giảm gần 14% so với tháng trước (gồm 10/12 nhóm ngành hàng giảm và 2/12 nhóm có mức tăng); so với cùng kỳ năm trước ước tăng gần 16%. Hoạt động bán buôn hàng hóa tháng 2/2024 cũng có xu hướng giảm so với tháng trước. Tổng mức bán buôn hàng hóa tháng 2/2024 ước đạt gần 10.300 tỷ đồng, giảm 14,6% so với tháng trước, giảm 3% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, vì thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Tý 2024 kéo dài và tâm lý sợ bị tồn đọng hàng hóa sau Tết dẫn đến kết quả kinh doanh tháng 2/2024 giảm đáng kể so với tháng trước. Lũy kế hai tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn ước đạt gần 20.600 tỷ đồng tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023.
End of content
Không có tin nào tiếp theo