Doanh nghiệp cần tăng cường quản trị rủi ro khi Mỹ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Phản biện đề xuất lập Quỹ bình ổn thép: Không khả thi và đi ngược quy luật kinh tế thị trường / Hoàn thiện nền kinh tế thị trường: Cần có sự kiểm soát độc quyền
Ngày 2/8, Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành kết luận, theo đó, dù ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, nhưng vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.
Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện VEPR cho rằng, quyết định này gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam khi làm ăn với nhau. Doanh nghiệp 2 bên sẽ phải chịu những chi phí tuân thủ pháp luật lớn hơn so với việc Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường.
Khi chịu hao tổn về chi phí, doanh nghiệp Mỹ sẽ chuyển sang các thị trường khác có tính cạnh tranh cao hơn. Quy trình doanh nghiệp Việt xuất khẩu hàng hóa, thông quan hàng hóa vào Mỹ tiếp tục sẽ lâu hơn, phức tạp hơn so với doanh nghiệp các nước có mặt hàng tương đối cạnh tranh đối với Việt Nam.
“Chúng ta xác định được rất nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Trong đó, thiệt hại vô hình nhưng lại lớn nhất là sự khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, sự phân biệt đối xử giữa các hàng hóa. Nhất là hàng hóa sản phẩm có cùng sự cạnh tranh đối với các hàng hóa Việt Nam vào thị trường Mỹ hoặc các thị trường khó tính khác.
Quy trình tuân thủ, chi phí tuân thủ cũng như phòng ngừa rủi ro về nguy cơ bị đe dọa trong chống bán phá giá cũng là những nguy cơ gây rủi ro lớn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải theo đuổi các sự vụ này sẽ rất tốn kém về thời gian và tiền bạc”, ông Việt cảnh báo.
Đưa ra lời khuyên đối với doanh nghiệp, Phó Viện trưởng Viện VEPR nhấn mạnh, doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp liên quan đến mặt hàng xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ cần tăng cường quản trị rủi ro. Các yếu tố khó lường, nhất là những khó lường về chính sách phải được doanh nghiệp đưa vào để quản trị.
Tiếp đó, các ngành hàng, hiệp hội và các doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên có sự cộng tác. Các bên cùng phối hợp với Chính phủ, Bộ Công Thương để nâng cao chất lượng, lượng hóa về các tiêu chí đánh giá thị trường Việt Nam của các tổ chức quốc tế. Đặc biệt là của những tổ chức xếp hạng quốc tế.
Đồng thời, phối hợp với các cơ quan ban ngành tiếp tục giải trình và đấu tranh với Bộ Thương mại Mỹ để làm sao 9 tháng nữa, nền kinh tế của Việt Nam có được cái nhìn toàn cảnh hơn, khách quan hơn, công bằng hơn. Không những của Chính phủ Mỹ mà của các quốc gia đối với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp