Động lực làm mới chuỗi cung ứng
Mía đường làm gì khi đã bỏ hạn ngạch? / 21 cơ sở kinh doanh thiết bị y tế bị xử phạt gần 36 triệu đồng
Nhờ tỷ lệ tự động hóa trong các bộ phận sản xuất đạt khoảng 77% và đã chế tạo được 95% khuôn mẫu, khuôn đúc cho sản xuất, một doanh nghiệp (DN) chuyên về cung cấp văn phòng phẩm, dụng cụ học sinh ở Tp.HCM cho biết hoạt động sản xuất trong mùa dịch Covid-19 vẫn ổn định.
Thời điểm cho cơ hội mới
Ngoài ra, để tránh phụ thuộc quá mức vào chuỗi cung ứng, như nguồn nguyên liệu Trung Quốc, DN này cũng nhanh chóng kết nối và tăng nguồn hàng mua từ các nhà cung ứng ở các nước khác.
Mặt khác, bộ phận kinh doanh của DN thời gian qua đã đẩy mạnh bán hàng qua Facebook và các kênh thương mại điện tử, nên dù giữa mùa dịch bệnh nhưng doanh số bán hàng hiện vẫn khá tốt.
Theo chia sẻ của ông Cổ Gia Thọ, giám đốc công ty: "Chúng tôi vẫn bán được hàng, duy trì được kênh liên lạc với khách hàng. Sự thiếu hụt nguồn hàng từ Trung Quốc tạo cơ hội cho các sản phẩm của công ty tại các thị trường mà trước đây khó xâm nhập".
Có thể thấy việc cải thiện chuỗi cung ứng theo chiều hướng chủ động hơn, mới mẻ, có sự góp sức của công nghệ, chính là một trong những điểm mấu chốt để DN của ông Thọ vượt khó trong giai đoạn này.
Như dự báo từ các tổ chức nghiên cứu thị trường, trong năm 2020, trước những bất trắc của nền kinh tế thế giới, khoảng 60% các nhà sản xuất hàng đầu sẽ dựa vào các nền tảng kỹ thuật số để tăng đầu tư vào các hệ sinh thái và kinh nghiệm, hỗ trợ tới 30% tổng doanh thu.
Và đến năm 2021, khoảng 20% các nhà sản xuất hàng đầu sẽ dựa vào một hệ thống trí tuệ tích hợp vững chắc, sử dụng mạng lưới Internet vạn vật kết nối (IoT), chuỗi khối (Blockchain) và các hệ thống tri nhận để tự động hóa quy trình quy mô lớn và tăng tốc độ thực hiện lên đến 25%. Các nhà sản xuất sẽ tìm các ứng dụng DN chính làm phương tiện tự động hóa và tăng tốc độ sản xuất sử dụng trí tuệ tích hợp.
Với góc nhìn của một chuyên gia trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, Ts. Reza Akbari, Chủ nhiệm Bộ môn Quản lý chuỗi cung ứng và logistics tại Khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT Việt Nam, cho rằng dịch Covid-19 đang khiến nhiều cá nhân và tổ chức lo lắng, nhưng nếu nhìn nhận một cách tích cực thì đây cũng là thời điểm của những cơ hội mới.
Nhìn từ những tác động của dịch bệnh, chia sẻ về kế hoạch cho tương lai đối với Việt Nam, Ts. Reza nhấn mạnh những công nghệ đột phá có thể giúp thay đổi toàn bộ cơ chế, chuyển sang hệ sinh thái chuỗi cung ứng thông minh hơn và kết nối tốt hơn.
Chờ ứng phó nhanh
Trong bối cảnh khó khăn chung như hiện nay, chuyên gia này cho rằng áp lực chi phí đối với chuỗi cung ứng buộc các DN Việt phải tập trung hơn vào các chiến lược sản xuất tinh gọn hoặc thuê ngoài. Nếu có bất kỳ gián đoạn nào ở đầu chuỗi cung ứng, việc sản xuất sẽ bị đình trệ do thiếu nguyên liệu thô hoặc linh kiện.
Đặc biệt là trong bối cảnh nhiều DN phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc, dịch Covid-19 sẽ tác động lên chuỗi cung ứng toàn cầu khiến sản xuất trì trệ hay tạm thời ngừng dây chuyền lắp ráp và sản xuất trên khắp thế giới.
Điều này đã và đang xảy ra. Chẳng hạn như Nissan phải giảm sản lượng do việc ngưng hoạt động khẩn cấp ở Trung Quốc. Tương tự, tại Hàn Quốc, Hyundai phải tạm dừng tất cả các hoạt động do thiếu linh kiện phụ tùng từ Trung Quốc. Tình trạng bất ổn này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn vì “khi Trung Quốc hắt hơi, thế giới sẽ bị cảm lạnh”.
Chuỗi cung ứng tại Việt Nam cũng không là trường hợp ngoại lệ và đang chịu tác động từ dịchCovid-19, vì Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhiều mặt hàng nhập khẩu từ nước này đóng vai trò thiết yếu với sản xuất của các DN Việt.
Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu lớn khác của Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Mỹ cũng đang chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Với trường hợp của Việt Nam, để gỡ khó trong lúc này, việc áp dụng công nghệ cho chuỗi cung ứng là điều cực kỳ quan trọng. s. Rezacho biết có 9 công nghệ đột phá được mệnh danh là những công cụ đem đến cải cách mạnh mẽ trong tương lai và có tiềm năng ứng dụng trong các chuỗi cung ứng.
Những công nghệ này gồm: in 3D, trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, phân tích dữ liệu lớn, blockchain, máy bay không người lái (drone), IoT, robot học, thực tế ảo (VR) hoặc thực tế ảo tăng cường (AR).
Ví dụ, một chuỗi bán lẻ lớn của Mỹ là Target gần đây tuyên bố sẽ bắt đầu đưa các giải pháp robot học vào quy trình trước mùa hè năm 2020, nhằm giúp phân loại và bổ sung hàng hóa tại hàng trăm cửa hàng của thương hiệu này một cách chính xác.
Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất khác đang tìm hiểu cách ứng dụng IoT để có được dữ liệu thời gian thực về lượng nguyên liệu hiện có, từ đó có thể lường trước rủi ro và đưa ra các quyết định thu mua đúng đắn hơn.
“Để có được tương lai như mong đợi, không chỉ các cơ quan trực thuộc Chính phủ, mà mọi cá nhân và tổ chức phải hợp tác cùng nhau. Càng ứng phó nhanh bao nhiêu trong giai đoạn khủng hoảng, chúng ta càng vượt qua những gián đoạn hay dịch bệnh trong tương lai càng sớm bấy nhiêu”, Ts. Reza khuyến nghị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Các DN Việt cần chuyển đổi chuỗi cung ứng thông minh hơn