Dự báo Quý IV bất động sản nhà phố, biệt thự tại Đà Nẵng tiếp tục khan hiếm
Xúc tiến mở lại đường bay Đà Nẵng - Qatar / Đà Nẵng: Người mua căn hộ Chung cư FPT Plaza đủ điều kiện được cấp sổ hồng
Quảng Nam - nguồn cung nhà phố, biệt thự
Theo báo cáo của Tập đoàn dịch vụ bất động sản DKRA (DKRA Group) về thị trường bất động sản nhà ở Đà Nẵng và vùng phụ cận, trong Quý III/2022 phân khúc nhà phố - biệt thự ghi nhận 7 dự án mở bán với khoảng 374 căn, giảm gần 37% so với Quý II/2022. Nguồn cung mới tập trung chủ yếu tại Đà Nẵng, chiếm hơn 48% tổng nguồn cung toàn thị trường. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt khoảng 47% (tương đương 177 căn), giảm gần 63% so với quý trước.
DKRA dự báo nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng tại thị trường Đà Nẵng và vùng phụ cận trong Quý IV/2022 tiếp tục khan hiếm.
DKRA nhận định nguồn cung mới phân khúc nhà phố/biệt thự Quý IV/2022 duy trì ở mức tương đương Quý III/2022, dao động khoảng 350 - 450 căn. Quảng Nam được dự báo là thị trường dẫn đầu nguồn cung trong 3 tháng tới. Sức cầu chung cũng như thanh khoản của thị trường không có nhiều thay đổi so với Quý III/2022 trước tình hình vĩ mô toàn cầu đang biến động. Mặt bằng giá sơ cấp dự báo sẽ tăng nhẹ so với hiện tại. Thị trường thứ cấp có thể vẫn duy trì ở mức ổn định.
Nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục khan hiếm
Đối với loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, DKRA ghi nhận sự gia tăng về nguồn cung ở phân khúc condotel, tuy nhiên vẫn còn ở mức rất thấp so với giai đoạn trước năm 2019. Hầu hết phân khúc còn lại tiếp tục duy trì sự khan hiếm. Trong đó, ở phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, thị trường không ghi nhận nguồn cung mở bán mới. Hầu hết nguồn cung đến từ lượng hàng tồn kho đã được mở bán trong những năm trước.
Theo DKRA, lượng tiêu thụ ở phân khúc này giảm mạnh, thanh khoản thị trường chậm lại, cá biệt ở một số dự án gần như không phát sinh giao dịch. Mặt bằng giá bán sơ cấp không có nhiều biến động so với Quý II, nhưng tăng 8% - 10% so với cùng kỳ năm trước. Để thu hút sự quan tâm của khách hàng, các chủ đầu tư kèm theo những chính sách cam kết, chia sẻ lợi nhuận, tặng voucher du lịch, ân hạn nợ gốc… Các dự án do đơn vị quốc tế 4 – 5 sao vận hành, khai thác tiếp tục được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Đối với phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng, DKRA cho biết trong hai quý liên tiếp không ghi nhận nguồn cung mới. Do khan hiếm nguồn cung dẫn đến hoạt động giao dịch trên thị trường gần như trầm lắng. Tại Quảng Nam, một số chủ đầu tư đang có ý định tham gia vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng với các dự án quy mô lớn. Tuy nhiên, dự báo trong những tháng cuối năm 2022, nguồn cung sẽ tiếp tục duy trì sự khan hiếm.
Phân khúc condotel trong Quý III/2022 ghi nhận có 2 dự án mở bán 348 căn. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt hơn 80% (281 căn), sức cầu thị trường tăng nhưng không đáng kể, chủ yếu phân bổ ở Quảng Nam và Đà Nẵng. Riêng Thừa Thiên Huế tiếp tục không phát sinh giao dịch. Mặt bằng giá sơ cấp tiếp tục đà tăng, mức tăng dao động từ 5% - 8% so với quý trước do áp lực về chi phí đầu vào, lạm phát, lãi suất… ngày càng tăng. Tuy nhiên, các chủ đầu tư cũng kèm theo những chính sách cam kết/chia sẻ lợi nhuận, chiết khấu... nhằm hỗ trợ khách hàng.
Về tình hình bất động sản nghỉ dưỡng trong Quý IV/2022, DKRA dự báo nguồn cung phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và vùng phụ cận tiếp tục khan hiếm, ghi nhận khoảng 100 căn đưa ra thị trường. Dự báo nguồn cung phân khúc condotel ghi nhận nguồn cung sụt giảm so với Quý III/2022, dao động từ 100 - 200 căn.
Trong khi đó, nguồn cung nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng 3 tháng cuối năm tiếp tục duy trì sự khan hiếm. Sức cầu thị trường dự kiến giảm nhẹ so với Quý III/2022. Giá bán sơ cấp tiếp tục xu hướng tăng do áp lực chi phí đầu vào, lạm phát, lãi suất... Những dự án được quản lý vận hành bởi thương hiệu quốc tế 4 - 5 sao tiếp tục được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu