Du khách đến Đà Nẵng đang có chiều hướng chi tiêu nhiều hơn
Đà Nẵng chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bất động sản chưa đủ điều kiện / Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Đà Nẵng 2022: Tập trung phục hồi và phát triển du lịch quốc tế
Qua đó, ngành du lịch Đà Nẵng đã có sự phục hồi mạnh mẽ và tăng trưởng tích cực. Năm 2022, tổng lượng khách do các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn phục vụ đạt gần 3,7 triệu lượt, phục hồi 50% so với năm 2019. Trong đó khách quốc tế ước đạt hơn 480 ngàn lượt, phục hồi gần 17%; khách nội địa ước đạt 3,2 triệu lượt, phục hồi 70% so với năm 2019.
Hội nghị tổng kết ngành du lịch Đà Nẵng năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 tổ chức chiều 28/12
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến đánh giá, việc tổng lượng khách du lịch đến TP năm 2022 tăng 3,1 lần so với năm 2021 nhưng doanh thu lưu trú, lữ hành và ăn uống tăng 3,5 lần so với năm ngoái và phục hồi tương đương với năm 2019 trước khi xảy ra dịch COVID-19 cho thấy du khách đến Đà Nẵng đang có chiều hướng chi tiêu nhiều hơn.
Tuy nhiên bà Ngô Thị Kim Yến lưu ý, mức độ phục hồi lượng du khách quốc tế đến Đà Nẵng năm 2022 chỉ mới đạt 16,8% so với mức độ phục hồi chung của cả nước là 20%. “Với những lợi thế vốn có và với sự nỗ lực tập trung trong thời gian qua nhưng tỷ lệ phục hồi khách quốc tế của Đà Nẵng chậm hơn so với bình quân chung của cả nước là điều cần phải suy nghĩ và phải phân tích rất kỹ cho kế hoạch năm 2023”, bà Ngô Thị Kim Yến nhấn mạnh.
Lượng du khách do các cơ sở lưu trú trên địa bàn Đà Nẵng phục vụ trong năm 2022 đạt gần 3,7 triệu lượt
Theo đó, ngành du lịch Đà Nẵng phấn đấu năm 2023 lượng khách các cơ sở lưu trú trên địa bàn phục vụ tăng 15% - 20% so với 2022. Du lịch Đà Nẵng sẽ tiếp tục chiến lược truyền thông điểm đến với thông điệp “Tận hưởng Đà Nẵng – Enjoy Đà Nẵng”. Trong đó, xác định tập trung phát triển thị trường nội địa; khôi phục và đẩy mạnh các thị trường quốc tế trọng điểm, truyền thống, từng bước thúc đẩy tăng trưởng nguồn khách du lịch tại khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông) và khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia), Ấn Độ; tập trung phân khúc khách có khả năng chi trả cao như MICE, Golf.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Nhà bán lẻ Nhật Bản lên kế hoạch tuyển 5000 nhân sự tại Việt Nam trong năm 2025
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu