Thị trường

Gia Lai khuyến cáo nông dân không nên xuống giống ồ ạt

DNVN – Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, Sở NN-PTNT Gia Lai khuyến cao nông dân không nên xuống giống ồ ạt, sản xuất theo quy mô lớn, mà xuống giống theo nhiều lứa khác nhau, xuống giống đa dạng nhiều loại vật nuôi, cây trồng.

Những chuyến xe nông sản nghĩa tình mang yêu thương đến tâm dịch Quảng Nam, Đà Nẵng / Hội chợ Nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc tại Lào Cai

Ngày 30/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Gia Lai đã có văn bản Hướng dẫn số 2994/HD-SNNPTNT về sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, đặc biệt khi TP. Pleiku phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, đối với hoạt động sản xuất, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của dịch bệnh để điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể, người dân không nên không xuống giống ồ ạt, sản xuất theo quy mô lớn, mà xuống giống theo nhiều lứa khác nhau, xuống giống đa dạng nhiều loại vật nuôi, cây trồng. Qua đó, đảm bảo cung cấp đa dạng nhiều loại sản phẩm cho người tiêu dùng, giảm áp lực tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT cũng khuyến cáo người dân nên nhập giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi của đối tác truyền thống, tin cậy, có thông tin xuất xứ rõ ràng. Người dân cũng có thể liên kết nuôi trồng, cung ứng với nhau, để tăng khả năng điều tiết, phân phối.

Trong quá trình chăm sóc cây trồng, vật nuôi mà phải cách ly theo Chỉ thị 16 thì phải tìm giải pháp phù hợp, có thể ở lại luôn trang trại để tiện cho việc chăn nuôi.

Sở NN-PTNT Gia Lai khuyến cao người dân không nên xuống giống ồ ạt, sản xuất theo quy mô lớn, mà xuống giống theo nhiều lứa khác nhau, xuống giống đa dạng nhiều loại vật nuôi, cây trồng.

Sở NN-PTNT Gia Lai khuyến cao người dân không nên xuống giống ồ ạt, sản xuất theo quy mô lớn, mà xuống giống theo nhiều lứa khác nhau, xuống giống đa dạng nhiều loại vật nuôi, cây trồng (Ảnh minh họa).

Đối với cây trồng, vật nuôi đến thời điểm thu hoạch mà phải cách ly thì đề xuất với chính quyền địa phương hỗ trợ thu hoạch sản phẩm. Còn nếu có thể thì kéo dài thời gian thu hoạch để tiện cho việc bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Liên quan đến vấn đề chế biến, tiêu thụ sản phẩm, cần phát triển các mô hình hợp tác xã thương mại và dịch vụ làm trung gian giữa người dân và doanh nghiệp để sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.

Người dân, doanh nghiệp thu gom, chế biến nông sản cần nâng tối đa công suất chứa đựng tại các kho chứa, kho bảo quản nông sản như lúa, ngô.... Tăng cường năng lực chế biến của các doanh nghiệp, phát huy tối đa công suất chế biến sản phẩm.

Trước mắt kết nối, tiêu thụ với thị trường truyền thống, người mua ở gần, đồng thời sử dụng mạng inrenet để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Các hộ dân sản xuất cần liên kết thành lập nhóm tiêu thụ sản phẩm, phân phối vào các điểm bán hàng trong khu dân cư, các chợ tạm, chợ truyền thống tại địa phương; phần còn lại cung ứng cho các chợ lớn: chợ trung tâm các huyện, đặc biệt là chợ đêm tại thành phố Pleiku. Trong trường hợp khó khăn đầu ra thì tổng hợp số lượng, chủng loại, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để triển khai các biện pháp tháo gỡ.

Về phương án vận chuyển nông sản thực phẩm, trước khi vận chuyển nông sản thực phẩm ra vào vùng dịch, người vận chuyển phải thông báo ngay các thông tin đến email, zalo hoặc đường dây nóng của Sở Giao thông Vận tải hoặc các chốt kiểm soát địa phương để được hỗ trợ, hướng dẫn, tránh kéo dài thời gian kiểm tra tại các chốt có thể làm hư hỏng sản phẩm. Lái xe và người bốc dỡ nông sản phải thực hiện các biện pháp phòng, chống khi đi vào vùng dịch theo quy định.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Khi chưa thực hiện Chỉ thị 16, có kế hoạch tranh thủ các thời cơ dịch bệnh chưa bùng phát tại các đại phương để tổ chức sản xuất kinh doanh. Khi sản xuất kinh doanh phải đặc biệt lưu ý quản lý nhân sự, công nhân một cách rõ ràng, minh bạch; thực hiện tổ Covid cộng đồng tại đơn vị để chỉ đạo và quản lý theo dõi sức khỏe người lao động; thực hiện tốt quy trình 5K của Bộ Y tế trong quá trình sản xuất kinh doanh; thực hiện di chuyển đúng theo quy định “1 cung đường, 2 điểm đến" cho toàn bộ người lao động của doanh nghiệp...

Thiên An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm