Hà Tĩnh: Trồng “cây làm giàu” cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm
Nghệ An: Nuôi đà điểu châu Phi thời COVID-19 hứa hẹn thu nhập trăm triệu đồng/năm / Người dân Lâm Đồng thu bạc triệu từ cây đô la
Theo chân anh Pham Văn Vinh (Giám đốc HTX Hương trầm, vòng trầm và TMDV Thành Vinh) tìm chọn mua cây dó trầm trong làng về để chế tác ra những sản phẩm phục vụ thị trường cuối năm, chúng tôi đến khu vườn với hàng trăm cây dó trầm có độ tuổi từ 7 – 20 năm tuổi của một ông lão năm nay cũng đã gần 90 tuổi.
Anh Vinh chia sẻ: Vườn cây dó trầm này tính sơ sơ có trị giá gần một tỷ đồng. Bởi nhiều cây trong vườn có chất lượng trầm rất tốt, có nhiều cây khách hàng trả giá từ 100 – 120 triệu đồng nhưng gia chủ chưa muốn bán.
“Lượng trầm không phụ thuộc vào độ tuổi của cây mà quan trọng là, người trồng phải tự tạo hoặc do sâu đục phá tạo thành “vết thương” trên cây dó trầm. Còn về chất lượng trầm thì không phải vùng đất nào trồng cây dó trầm cũng mang lại hương thơm đặc biệt như ở xã Phúc Trạch bởi phù hợp với thổ nhưỡng ở đây” - anh Vinh cho biết thêm.
Cây dó trầm dễ trồng, lợi nhuận cao nên nhiều hộ dân ở xã Phúc Trạch xóa bỏ các cây trong vườn cho thu nhập thấp, mua giống về trồng. Khi cây dó trầm có độ tuổi từ 7 năm trở lên thì người dân có thể khai thác.
Vài năm gần đây, người dân Phúc Trạch đã năng động, sáng tạo chế tác nhiều sản phẩm từ trầm, được thị trường đón nhận, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ông Lê Văn Hãn – một người có thâm niên về trồng, khai thác cây dó trầm ở đây cho biết: Hiện nay, một số hộ dân ở xã Phúc Trạch đã chế tác ra được nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú như trầm cảnh, trầm sạch, vòng trầm, tượng điêu khắc và trầm hương. Những sản phẩm trên được sản xuất chủ yếu bằng thủ công nhưng đòi hỏi người thợ phải có tay nghề, tính kiên trì và có tính thẩm mỹ.
Qua tìm hiểu được biết, các sản phẩm từ trầm đang rất “đắt khách” như vòng trầm các loại, trầm cảnh và tượng điêu khắc... Mỗi sản phẩm có trị giá khác nhau nhưng đều mang lại lợi nhuận rất cao. Tính bình quân, mỗi năm, các cơ sở chế tác trầm hương trên địa bàn thu nhập từ 600 – 700 triệu đồng.
Theo ông Phan Văn Tịnh – Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch, ngoài bưởi Phúc Trạch thì dó trầm là một trong những cây chủ lực, đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao trên địa bàn. Trong nhiều năm qua, cây dó trầm được người dân phát triển rất mạnh, được xem là “cây làm giàu” với tổng diện tích trên 300 ha.
Hiện tại, trên địa bàn xã có 3 hợp tác xã đó là HTX Trầm hương Trung Trực, HTX Trầm hương Thọ Nga và HTX Trầm hương Thành Vinh. Các sản phẩm trầm hương chủ yếu bán ra các tỉnh Bình Định, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh...
Với những lợi thế phát triển và hiệu quả kinh tế mà cây dó trầm mang lại, người dân địa phương mong các cấp có thẩm quyền sớm đưa “đặc sản” này trở thành cây chủ lực phát triển bền vững. Có như vậy người dân mới được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ, được chuyển giao khoa học kỹ thuật và từng bước xây dựng thương hiệu trầm hương Phúc Trạch - Hà Tĩnh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam