Lo ngại tình trạng giá nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng phi mã
Nông sản biên mậu: Cần tiến đến sự chuyên nghiệp / Ưu tiên cấp C/O trong thời gian sớm nhất cho nông sản xuất khẩu
Giá phân bón và một số loại vật tư tăng phi mã, có loại tăng đến 83%
Hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 ở nước ta hiện nay đang diễn biến phức tạp. Đặc biệt tại các tỉnh phía Nam đang vào vụ thu hoạch của nhiều loại nông sản nhưng hiện đang phải thực hiện giãn cách cục bộ khiến cho nông sản không thể lưu thông, tiêu thụ.
Điển hình là một số loại nông sản ở các tỉnh phía Nam như: thanh long, chuối, dứa, chanh, gà lông trắng, cá tra và tôm… đang khó tiêu thụ, rớt giá thê thảm dẫn đến một bộ phận nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp có tâm lý băn khoăn, chán nản, chần chừ trong tái đầu tư sản xuất.
Dịch COVID-19 còn làm sản xuất đình trệ, vận chuyển, phân phối hàng hóa bị gián đoạn nên cũng gây tình trạng khan hiếm giống, vật tư ở nhiều nơi, qua đó đẩy giá phân bón tăng cao. Đáng nói, đầu vào tăng nhưng đầu ra nông sản lại giảm, nhiều nông dân rơi vào cảnh sản xuất cầm cự.
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, giá phân bón trong nước và thế giới liên tục tăng dần qua từng tháng và tăng cao so với thời điểm tháng 1. Giá phân bón tăng trung bình 50-73%, thậm chí có loại tăng 83%.
Cũng theo Cục này, trong 7 tháng qua, các nguyên liệu chính để sản xuất phân bón cũng tăng mạnh, có nhưng nguyên liệu giá tăng lên đến hơn 200% như lưu huỳnh (S) tăng 233%, axit sunfuric (H2SO4) tăng 232%....
Thêm vào đó giá dầu tăng và container rỗng bị thiếu kéo giá cước vận tải tăng lên 3-5 lần. Do vậy có thể giá các nguyên liệu đầu vào và giá dầu, chi phí vận chuyển tăng cao là nguyên nhân chính làm giá phân bón tăng liên tục thời gian qua.
Từ đó, đại diện Cục Bảo vệ thực vật cũng đưa ra nhận định, việc tăng giá phân bón phi mã như trên đang làm phát sinh nguy cơ buôn bán các loại phân bón không đảm bảo chất lượng, hay việc đầu cơ tích trữ, tăng giá kiếm lời.
Gỡ nút thắt đầu vào vật tư nông nghiệp, tạo động lực cho người dân tái đầu tư sản xuất.
Cũng tại cuộc họp trực tuyến về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL ngày 8/8, trước tình hình giá phân bón và các vật tư nông nghiệp tăng giá quá mức, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thành Nam đã đưa ra kiến nghị: “Phân bón sản xuất trong nước mà tăng quá cao như vậy thì nông dân làm sao chịu nổi. Giá vật tư có thật sự là chi phí sản xuất cao không?
Cũng theo Thứ trưởng Nam: “Giờ là lúc các doanh nghiệp và cơ quan quản lý phải cùng nhau suy nghĩ vì lợi ích cho bà con nông dân. Chúng ta nói ủng hộ người nông dân nhưng giá cả tăng ào ào thì nông dân sao chịu nổi" - ông Nam nói.
Ông Dương Quốc Nam - phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cũng nhận định giá vật tư đầu vào tăng "phi mã", trong khi giá nông sản có xu hướng giảm. Nếu không giải quyết được thì rất khó cho người dân sản xuất.
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, trong bối cảnh vật tư nông nghiệp tăng cao, giá nông sản giảm, người nông dân có suy nghĩ, đắn đo có nên sản xuất tiếp hay không. Từ đó bộ trưởng nhận định, nếu điều này xảy ra thật thì đây là việc rất nguy hiểm tới an ninh lương thực quốc gia và phát triển của địa phương, đất nước. Từ đó, Bộ trưởng Hoan đề nghị Bộ Công Thương có giải pháp để hạ giá phân bón.
Gỡ nút thắt đầu vào, kích cầu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi
Mới đây, để kích cầu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đảm bảo chuỗi giá trị không bị đứt gãy, Tổ công tác 970 của Bộ NN&PTNT đã kiến nghị một chương trình hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho sản xuất cho nông dân trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, ngày 9/8, Tổ công tác 970 Bộ NN-PTNT gửi Văn bản số 26/BNN-TCT gửi UBND các tỉnh, thành phố Nam bộ về việc tăng cường kiểm tra vật tư nông nghiệp trong tình hình dịch COVID-19. Trong đó, Tổ công tác 970 đề nghị 2 vấn đề chính.
Thứ nhất, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Cục Quản lý thị trường, Thanh tra Sở NN-PTNT phối hợp các sở, ban, ngành và thành viên Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, UBND các huyện đẩy mạnh công tác kiểm tra toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và chất lượng phân bón trên địa bàn.
Thứ hai, việc kiểm tra, rà soát các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp. Tổ công tác 970 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố giao Cục Quản lý thị trường thường xuyên thực hiện nhiệm vụ này, không để tình trạng đầu cơ, trữ hàng tạo khan hiếm giả tạo để kiếm lời.
Văn bản số 26/BNN-TCT của Tổ công tác 970 nêu rõ: Tình hình giá vật tư đầu vào tăng cao; việc kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thực phẩm; tình trạng đầu cơ, tích trữ tạo khan hiếm giả tạo để tăng giá thu lợi.... đang là vấn đề bức xúc, làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, môi trường và sức khỏe người dân.
Cũng trong buổi họp với 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang giãn cách xã hội hôm 7/8, Thứ trưởng, Tổ trưởng Tổ công tác 970 Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nói cũng đã thể hiện sự búc xúc của mình về vấn đề này và đề nghị: “Chúng ta cần làm rõ, hiện tượng tăng giá này là cục bộ hay như thế nào? Không thể lấy lý do, là chuẩn bị vào vụ sản xuất mới, hay giãn cách xã hội, để tất cả cùng tăng giá”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Xăng giảm giá
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước