Hoàng Su Phì sớm cán đích xây dựng nông thôn mới
Hưng Yên: Chuyển biến tích cực trong xây dựng nông thôn mới / Long An: Tích cực trong chương trình nông thôn mới nâng cao
Cũng như nhiều xã trong huyện, xã Thông Nguyên mặc dù xuất phát điểm thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhưng được chọn là xã điểm của huyện Hoàng Su Phì trong thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) nên ngay từ khi bắt đầu triển khai, Đảng ủy xã đã xác định, muốn thực hiện thành công thì phải bắt đầu từ làm đường giao thông nông thôn.
Huy động nội lực
Là xã có địa hình phức tạp, độ dốc cao và bị chia cắt mạnh bởi các con suối, có những thôn cách xa trung tâm xã gần 10 km. Việc đi lại của trẻ em đến trường và bà con tăng gia sản xuất vô cùng khó khăn. Phương tiện di chuyển nhanh nhất chỉ có xe gắn máy, có những tuyến đường chỉ có thể đi bộ mới đến được trung tâm xã.
Tuy nhiên, với phong trào “huy động nội lực trong xây dựng NTM”, xã đặt ra mục tiêu mở đường đến tất cả các thôn của xã. Từ mục tiêu đó, trong những năm qua, xã đã phát động mạnh mẽ việc hiến đất làm đường giao thông nông thôn, được bà con nhân dân cùng chung tay hưởng ứng. Nhờ đó, những con đường vốn nổi tiếng lầy lội về mùa mưa lần lượt được bê tông hóa, mở rộng; thuận lợi lưu chuyển hàng hóa, vận chuyển vật liệu xây dựng,… đến từng nhà.
Hưởng ứng phong trào “huy động nội lực trong xây dựng NTM”, gia đình ông Lý Chòi Lụa là hộ trung bình trong thôn, cả gia đình ngoài mấy thửa ruộng chỉ biết trông vào chăn nuôi và mấy trăm gốc chè, nhưng cũng tình nguyện phá bỏ hơn 200 gốc chè trên 10 năm tuổi để mở đường với chiều dài trên 300 m, rộng 3 m.
Ông Lý Chòi Lụa chia sẻ, đường mở rồi, đi lại thuận tiện hơn rất nhiều, cũng như các hộ trong thôn chỉ mong thời gian tới được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để bê tông hóa và làm đập tràn qua con suối thì ông tin rằng trong thôn sẽ không còn hộ nghèo.
“Rất nhiều hộ nghèo, thu nhập thấp… nhưng vẫn sẵn sàng hiến đất vì những lợi ích chung của cộng đồng. Những con đường trước đây vốn chỉ là lối mòn, về mùa mưa gần như chỉ có thể đi bộ, nhưng giờ đã được mở rộng trên 2 m bằng phẳng”, ông Lụa nói.
Cụ Triệu Dùn Khiền, sinh 1932, người có 55 tuổi Đảng, tâm sự bao năm cụ đi bộ, lội suối, băng rừng làm cách mạng rồi, đến nay nhờ chủ trương của Đảng, Nhà nước và được các đồng chí lãnh đạo xã trực tiếp xuống dân phân tích, tuyên truyền càng hiểu rõ lợi ích của việc mở đường nên nhà nhà đồng lòng, người người chung sức mở đường.
“Có đường, cháu tôi được bố mẹ đưa đi học bằng xe máy nên dù có mưa cũng không phải nghỉ học như trước…”, cụ Khiền xúc động.
Đường nông thôn hỗ trợ kinh tế
Ngay từ khi có chủ trương xây dựng NTM, Đảng ủy xã Thông Nguyên xác định, đường giao thông nông thôn góp phần quan trọng cho việc thực hiện các tiêu chí trong xây dựng NTM, là yếu tố thúc đẩy phát triển KT-XH. Do đó, xã Thông Nguyên đã phát động phong trào thi đua “Thực hiện các mô hình kinh tế hiệu quả”, qua đây nhiều mô hình được triển khai, mang lại hiệu quả kinh tế.
Tiêu biểu như, phát huy thế mạnh về cây chè Shan tuyết, xã quy hoạch vùng trồng chè và vùng chè sạch để sản xuất chè hữu cơ, chè sạch đảm bảo an toàn. Để thực hiện mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo hướng hàng hóa, xã lấy đội ngũ cán bộ chủ chốt gương mẫu thực hiện trước.
Bà Hoàng Thị Hạnh, Bí thư Đảng ủy xã Thông Nguyên, khẳng định, xác định giao thông nông thôn là tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM để thúc đẩy kinh tế phát triển… nên thời gian qua, xã đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước và nguồn lực trong nhân dân để, mở mới nhiều tuyến đường…
Chính nhờ hạ tầng giao thông nông thôn hoàn thiện không chỉ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mà còn tạo điều kiện cho người dân đi lại, thuận lợi, thúc đẩy phát triển mọi mặt. Vì thế mà những mô hình làm ăn kinh tế của bà con đã phát huy hiệu quả. Đời sống người dân khấm khá hơn, nhiều hộ đã thoát nghèo.
Theo lãnh đạo xã, để có được kết quả này là do chính quyền các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về hiệu quả của việc mở đường liên thôn. Từ đó đã có gần 700 hộ dân trong xã đã đồng lòng, chung sức cùng nhau hiến trên 13.000 m2 đất, hơn 300 gốc chè trên 10 năm tuổi; góp công và 150.000 đồng/hộ thuê máy xúc mở được 2,6 km đường liên thôn Giàng Thượng – Phìn Hồ với chiều rộng 2,5 – 3 m.
Định hướng đúng kết hợp với cách làm hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, Thông Nguyên đã trở thành xã đầu tiên của huyện cán đích NTM vào năm 2015.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam
Đường nông thôn ở Thông Nguyên đã khang trang, sạch đẹp hơn (Ảnh: Internet)