Thị trường

Hòa Bình: Diện mạo mới trong xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, nhờ thành công từ hiệu quả của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) mang lại, diện mạo của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã có nhiều đổi thay, đời sống người dân ngày một nâng cao.

Dồm Cang, Sơn La: Lực đẩy nông thôn mới từ chăn nuôi an toàn / Yên Châu, Sơn La: Phát huy thế mạnh để xây dựng nông thôn mới

Cao Phong là huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình. Năm 2002, huyện mới được thành lập, đời sống của đồng bào 3 dân tộc sinh sống trên địa bàn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Do đó, khi bắt đầu thực hiện xây dựng NTM, huyện Cao Phong đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, đến nay việc xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng tự hào. Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, góp phần không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân.

Cao Phong khởi sắc trong xây dựng NTM

Cao Phong khởi sắc trong xây dựng NTM

Ông Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong, cho biết: Năm 2010, khi bắt tay vào xây dựng NTM, huyện không có xã nào đạt được 7 tiêu chí, chỉ có 2 xã đạt từ 5 - 6 tiêu chí, còn lại 10 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Trước những khó khăn, lãnh đạo huyện Cao Phong đã từng bước xây dựng kế hoạch, lộ trình và hướng dẫn, hỗ trợ từng xã hoàn thiện từng các tiêu chí phù hợp.Thuận lợi nhất của Cao Phong trong xây dựngNTMchính là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực của người dân trong quá trình phát động xây dựng phong trào.

Đến nay, diện mạo huyện Cao Phong đã có nhiều đổi thay tích cực, huyện đã xây dựng được 5/12 xã đạt chuẩn NTM. Dự kiến, đến năm 2025 sẽ có 7 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu.

Tiêu biểu trong xây dựng NTM của huyện, Dũng Phong là một trong những xã cán đích NTM sớm nhất của tỉnh Hòa Bình.Từ những ngôi cao tầng mọc lên san sát, con đường bê tông kéo dài ra tận những cánh đồng mía, đến chân những đồi cam trĩu quả, đó chính là màu sắc tươi mới trong bức tranh nông thôn của Dũng Phong từ lúc bà con bắt tay vào xây dựng NTM.

Nông dân xã Dũng Phong chăm sóc vườn cam ( Ảnh: Tin BĐS.com)

Nông dân xã Dũng Phong chăm sóc vườn cam ( Ảnh: Tin BĐS.com)

 

Khi chưa thực hiện xây dựng NTM, xã gặp nhiều khó khăn về mọi mặt. Các tiêu chí khi khảo sát chỉ đạt 11/19 tiêu chí; thu nhập bình quân đạt 16,5 triệu đồng/ người/năm; tỷ lệ hộ nghèo trên 23%; hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) đạt 50%. Trước những khó khăn đó, dưới sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh, huyện, Đảng bộ và chính quyền xã đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, thay đổi nhận thức và huy động sự đồng thuận của người dân. Với tổng nguồn vốn xây dựng NTM 38,6 tỷ đồng, chính quyền và người dân cùng chung sức xây dựng hạ tầng nông thôn, các mô hình phát triển kinh tế, đời sống văn hóa... Ngày nay, diện mạo NTM hiện hữu ở ngay trên những con đường thôn, xóm, hệ thống CSHT khang trang. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 40 triệu đồng/người/ năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,2%. Các phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao được quan tâm, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho bà con.

Cao Phong từ một huyện khó khăn đã vươn lên trở thành một trong những huyện phát triển nhất của tỉnh Hòa Bình. Xác định rõ những khó khăn, thuận lợi cùng với sự đoàn kết, sự nỗ lực phấn đấu của người dân của cả hệ thống chính trị, huyện Cao Phong không chỉ đang hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia NTM mà còn góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm