Phó Tổng cục trưởng Hải quan Hoàng Việt Cường: Phát huy tiềm năng, vị trí chiến lược của Cảng Chân Mây
Thừa Thiên Huế: Kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng Khu Công nghiệp Phú Bài / Thừa Thiên Huế: Xây dựng các phương án phòng chống Covid-19 trong khu công nghiệp, khu kinh tế
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường cùng đoàn công tác vừa có buổi đi kiểm tra Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan của Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Tàu khách du lịch nước ngoài cập Cảng Chân Mây.
Theo Ban Quản lý KKT, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, cảng biển tỉnh này là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội liên Vùng (loại I). Trong đó, Khu bến Chân Mây có phạm vi bao gồm vùng đất ven biển và vùng nước Vịnh Chân Mây (trong KKT Chân Mây – Lăng Cô).
Chức năng phục vụ trực tiếp KKT Chân Mây – Lăng Cô, kết hợp tiếp chuyển quá cảnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan. Khu bến Chân Mây có quy mô gồm các bến cảng tổng hợp, container, kết hợp phục vụ tàu khách du lịch quốc tế, phục vụ hàng hóa trong khu vực, bến xăng dầu.
Những năm qua, lượng hàng qua cảng trung bình hàng năm đạt khoảng 2,2 triệu tấn/năm; hàng hóa qua cảng chủ yếu là dăm gỗ, than, clinker,… xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…; số lượt tàu du lịch qua cảng bình quân hàng năm khoảng 45-50 lượt với lượng khách và thủy thủ khoảng 130.000 lượt khách.
Hiện tại, công suất hoạt động của Bến số 1 đã vượt 120% so với công suất thiết kế; đồng thời, cảng nước sâu Chân Mây tiếp nhận tàu tải trọng 50.000 DWT và tàu du lịch biển quốc tế lớn nhất thế giới cập cảng.
Bên cạnh đó, Dự án đê chắn sóng Chân Mây - giai đoạn 1 với chiều dài là 450m đến nay đã hoàn thiện khoảng 90% khối lượng. Theo thống kê sơ bộ từ Công ty Cảng Chân Mây, trước khi xây dựng đê chắn sóng, tổng thời gian bến không khai thác được do điều kiện thời tiết khoảng 50 ÷ 60 ngày/năm, trong đó thời gian không làm hàng do tàu không vào cầu hoặc đang khai thác nhưng phải di chuyển khỏi cầu tàu do có sóng lớn là 20 đến 30 ngày.
“Sau khi xây dựng đê chắn sóng, thống kê năm 2019 tổng thời gian cầu tàu dừng khai thác do yếu tố thời tiết là 9,34 ngày và không có ngày nào tàu đang bốc xếp tại bến mà phải dừng lại (nhưng không rời khỏi bến) do sóng. Trong đó, thời gian bến dừng khai thác do sóng khoảng 6 ngày và do mưa lớn và gió khoảng 3,34 ngày. Có thể thấy, sau khi xây dựng đê chắn sóng, thời gian bến có thể khai thác đạt trên 97,5% tổng thời gian khai thác trong năm”, đại diện Ban Quản lý KKT, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết thêm.
Phối cảnh quy hoạch chi tiết xây dựng Cảng Chân Mây. Đây sẽ là cảng tổng hợp gồm các khu cảng: Container, phục vụ du lịch, hàng rời với diện tích 669ha (trong đó 370ha trên cạn và 299ha mặt nước).
Qua đi kiểm tra, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường, nhấn mạnh, cảng Chân Mây có vị trí xây dựng chiến lược, rất thuận lợi để phát triển thành cảng đầu mối hàng hải quan trọng của khu vực, dễ dàng tiếp cận với tuyến QL1A, nằm giữa hai sân bay quốc tế Phú Bài và Đà Nẵng.
“Tỉnh Thừa Thiên Huế cần xây dựng một kế hoạch phát triển đồng bộ, hiện đại; trong đó định hướng xây dựng cảng container là trọng tâm, kết hợp phục vụ tàu khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Cục Hải Quan Thừa Thiên Huế cần tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển Cảng nước sâu Chân Mây nhằm phát huy tiềm năng, vị trí chiến lược của cảng”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường, đề nghị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh