Hỗ trợ doanh nghiệp

Liêm chính giữa doanh nghiệp và Chính phủ: Vì sao Doanh nghiệp còn thờ ơ với sáng kiến liêm chính?

Các sáng kiến liêm chính trong giai đoạn 2012-2017 đã tạo được động lực cải thiện văn hóa kinh doanh theo hướng minh bạch ở Việt Nam, tuy nhiên, vẫn còn sự thờ ơ và hoài nghi về chống tham nhũng.

Đó là nội dung của Báo cáo đánh giá “Thúc đẩy hành động liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ tại Việt Nam: Từ nhận thức tới hành động”. 

Bằng chứng là nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không tin rằng chống tham nhũng sẽ tốt hơn cho công việc kinh doanh. Theo các doanh nghiệp này, không hối lộ doanh nghiệp sẽ khó có thể tồn tại và đảm bảo hoạt động kinh doanh.

Hội thảo “Thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh liêm chính tại Việt Nam thông qua hoạt động tập thể” do VCCI phối hợp Trung tâm nghiên cứu quản trị xã hội (CENSOGOR) tổ chức.

Doanh nghiệp lớn có nhận thức tốt hơn

Về cơ bản các sáng kiến liêm chính được các doanh nghiệp đón nhận tích cực, tuy với thái độ khác nhau tùy thuộc vào doanh nghiệp là công ty đa quốc gia hay công ty Việt Nam cũng như quy mô của các công ty. Nhìn chung, các sáng kiến chưa dẫn đến những hành động cụ thể ở mức độ công ty hoặc tạo ra thay đổi đáng kể trong môi trường kinh doanh.

Cụ thể, áp lực gia tăng của các qui định pháp luật và thực thi ở nhiều nước buộc các công ty đa quốc gia hoạt động tại những thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam phải tăng cường xử lý nghiêm khắc các hành vi hối lộ trong các giao dịch kinh doanh dưới sự giám sát chặt chẽ bởi công ty mẹ từ các trụ sở chính. Các công ty này thường áp dụng các chương trình quản lý nội bộ chống hối lộ đối với nhân viên, các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng và đối tác kinh doanh. Do vậy, về mặt lý thuyết, các công ty đa quốc gia được xem là kênh hiệu quả để phổ biến kiến thức và chia sẻ các kinh nghiệm và thực tiễn tốt, thành công cho các doanh nghiệp Việt nam.

Các doanh nghiệp Việt nam có quy mô lớn hơn và có hoạt động đầu tư kinh doanh ra nước ngoài hoặc thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài thường có nhận thức tốt hơn về các quy định tuân thủ và chống hối lộ theo thông lệ tốt quốc tế. Có thể kể ra một số doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp và các chính sách tuân thủ phù hợp với thông lệ quốc tế chẳng hạn như Vinamilk đã ban hành bộ quy tắc ứng xử năm 2009 tại thời điểm doanh nghiệp này chuẩn bị tham gia niêm yết tại thị trường chứng khoán Singapore. Vinamilk đồng thời là công ty đạt điểm tuyệt đối 100% về mức độ minh bạch trong số ba mươi doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo báo cáo công khai thông tin doanh nghiệp do Tổ chức hướng tới minh bạch thực hiện năm 2017. Ngoài Vinamilk, FPT cũng là một trong những tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Việt nam được đánh giá cao trong danh sách này.

Doanh nghiệp nhỏ lo ngại rủi ro

 

Ở nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa họ giải quyết sức ép về chống hối lộ từ quốc tế theo từng yêu cầu cụ thể, chưa đưa thành văn bản chính sách và không có tính hệ thống trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đa quốc gia cho biết, họ không ký hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp Việt Nam mà chủ yếu thông qua các công ty trung gian có hoạt động tại Việt Nam. Đây có thể là dấu hiệu thể hiện sự thận trọng của các doanh nghiệp đa quốc gia đối với các rủi ro hối lộ cao tại Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng, nâng cao tính tuân thủ và tăng cường liêm chính chưa phải là vấn đề ưu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa vì họ cho rằng còn phải đối mặt với nhiều thách thức kinh doanh hàng ngày khác. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam phải đối mặt với mâu thuẫn giữa đảm bảo đạo đức kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Trong các hoạt động hỗ trợ chống tham nhũng trước đây, các doanh nghiệp nhỏ và vừa bày tỏ lo ngại về rủi ro họ sẽ gặp phải khi tố cáo tham nhũng và thiếu nguồn lực để giải quyết các yêu cầu hối lộ.

Điều đáng nói, nhiều doanh nghiệp nhìn nhận hối hộ là không thể tránh khỏi trong môi trường kinh doanh hiện nay tại Việt nam. Một số khác cho rằng, họ không có lựa chọn nào khác để có thể duy trì công việc kinh doanh. Trong khi, việc hưởng lợi từ các chương trình đào tạo hoặc hỗ trợ của các tổ chức về liêm chính trong kinh doanh chưa thật rõ ràng.

Bên cạnh đó, một số ý kiến khác cũng nói rằng do hệ thống quản trị doanh nghiệp còn kém phát triển, chưa được chú trọng đã tạo cơ hội cho các hành vi sai trái. Ngoài ra, chúng tôi cũng phát hiện ra rằng, môi trường kinh doanh tại Việt nam chưa tạo điều kiện cho văn hoá kinh doanh liêm chính.

" Cần phải tăng cường đào tạo kinh doanh liêm chính cho thế hệ trẻ. Bởi hành động chống tham nhũng của chính phủ và doanh nghiệp đã hình thành, nhưng còn hạn chế và chưa có kết quả rõ ràng.
Nên đọc
Theo Enternews
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo