Mai Linh miền Bắc để chiếm dụng vốn: Cổ đông sẽ nghi ngờ và xung đột lợi ích
Liên quan đến sự việc nhiều cổ đông của Công ty Cổ phần Mai Linh miền Bắc phản ánh còn nhiều bất cập đang tồn tại trong hoạt động kinh doanh của đơn vị này, trong đó có nghi vấn việc Tập đoàn Mai Linh (MLG) có dấu hiệu chiếm dụng vốn, rút vốn “bất thường” lên đến vài trăm tỷ đồng (MLG - một cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Mai Linh miền Bắc)?
Dấu hiệu “bất thường” trong hoạt động rút vốn lên đến hơn 400 tỷ đồng của Tập đoàn Mai Linh nhưng Công ty Cổ phần Mai Linh miền Bắc lại không được công khai trong báo cáo tài chính hợp nhất, khiến hàng ngàn cổ đông hoang mang, lo lắng về sự tồn vong của Mai Linh miền Bắc, trong đó Mai Linh miền Bắc được coi là công ty đại chúng.
Để bạn đọc hiểu rõ về trách nhiệm của công ty đại chúng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần, chúng tôi xin đăng tải các ý kiến phân tích của một số chuyên gia kinh tế hàng đầu về lĩnh vực này.
Một buổi Đại hội đồng cổ đông của Công ty Cổ phần Mai Linh miền Bắc (ảnh mailinh.vn)
Ý kiến của GS.TSKH Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại:
Một công ty đại chúng phải được đăng ký kinh doanh ở Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Theo quy định của Luật Chứng khoán, công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau: Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỉ đồng Việt Nam trở lên.
Công ty đại chúng chịu sự giám sát của Ủy ban Chứng khoán. Mọi thông tin trong công ty đại chúng phải được minh bạch, công khai hoàn toàn trên thị trường khoán. Việc một công ty đại chúng để cho cổ đông chiếm dụng vốn trong một thời gian dài mà không công khai nó thể hiện sự dối trá và vi phạm luật niêm yết chứng khoán.
GS. TSKH Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại
“Rõ ràng việc giấu giếm thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, việc bị chiếm dụng vốn ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi cổ đông. Bởi vì đây là một công ty đại chúng, cổ đông dù nắm giữ mấy chục phần trăm cổ phần hay chỉ một cổ phần cũng cần phải được nắm thông tin như nhau. Việc giấu giếm này sẽ làm cho các cổ đông nghi ngờ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin và sự phát triển của doanh nghiệp”, GS.TSKH Nguyễn Mại nói.
Về vấn đề này, TS. Lê Đăng Doanh cho hay, nguyên tắc của công ty đại chúng là mọi thông tin đều phải được truyền tải đầy đủ đến các cổ đông, kể cả khi công ty làm ăn thuận lợi hay gặp khó khăn.
Tuy nhiên hiện nay, mặc dù là công ty đại chúng nhưng lại hình thành lợi ích nhóm trong đó. Nhóm Hội đồng quản trị sẵn sàng giấu giếm, bưng bít thông tin hoặc không truyền tải đầy đủ thông tin đến các cổ đông khác.
TS. Nguyễn Minh Phong
“Như vậy là công ty đã vi phạm quy định về công khai minh bạch. Cổ đông sẽ nghi ngờ và dẫn đến xung đột lợi ích. Một khi đã xảy ra xung đột lợi ích thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Điển hình như một công ty đại chúng, chắc chắn thông tin này sẽ gây bất lợi cho họ trên thị trường chứng khoán. Ở trên thế giới, chỉ cần một biến động nhỏ như thế sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán hết sức nặng nề”, TS. Lê Đăng Doanh khẳng định.
TS. Lê Đăng Doanh
Còn TS. Nguyễn Minh Phong nhận định, việc cổ đông chiếm dụng vốn xảy ra rất nhiều không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Tuy nhiên, cần phải xem xét cổ đông này chiếm dụng trong hoàn cảnh như thế nào, cách thức thế nào. Nếu phát hiện ra một cổ đông chiếm dụng vốn, Hội đồng quản trị phải họp và đưa ra phương thức xử lý. Bên cạnh đó, các cổ đông khác cũng cần phải lên tiếng, thậm chí có thể khởi kiện ra tòa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo