Marcom

'Cuộc đua' ví điện tử: Đường dài mới biết 'ngựa' hay

Sau giai đoạn khuyến mãi hoàn tiền để thu hút khách, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thanh toán trung gian qua ví điện tử sẽ phải đối diện với câu chuyện giữ chân khách hàng.

Sử dụng dịch vụ chứng thực điện tử để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp / Chế tài xử phạt 4 loại hành vi vi phạm trong thương mại điện tử

VinID-6044-1601010917.jpg

Các ví đang cạnh tranh chủ yếu bằng chương trình khuyến mãi (Ảnh minh hoạ: Internet)

Với khuyến mại tặng 100 nghìn đồng cho lần thanh toán đầu tiên khi sử dụng ví điện tử, Chị Nguyễn Thu Hà (Hà Nội) đã cài ứng dụng trên điện thoại di động. Hết chương trình khuyến mãi đó, chị Hà tạm dừng ví điện tử này để đổi sang ví khác có khuyến mãi. Cứ như thế, trong điện thoại của chị Hà có tới gần 10 ví điện tử.

Các ví nhìn nhau để khuyến mãi

Quá nhiều loại ví điện tử ra đời, vì vậy để tăng tính cạnh tranh các ví đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, chiết khấu như giảm giá 30%, hoàn tiền 10%, tích thêm điểm thưởng... để hút khách.

Thực tế, không thể phủ nhận, các chiến dịch khuyến mãi rầm rộ luôn tỏ ra hiệu quả trong việc thu hút người dùng của các ví điện tử. Hầu như mỗi ngày, với bất cứ giao dịch nào, các ví điện tử đều có “cớ” để hoàn tiền hay giảm giá cho người dùng, từ vài đến vài chục phần trăm giá trị thanh toán. Nếu không có chiết khấu, người dùng cũng được cộng điểm giao dịch để hưởng nhiều ưu đãi về sau.

Trên thị trường đang có hiện tượng “các ví nhìn nhau để khuyến mãi”. Chẳng hạn, một ví điện tử đưa ra chương trình ưu đãi cho người dùng lần đầu kích hoạt, nhận ngay gói ưu đãi hơn 300 nghìn đồng. Ngay lập tức, một ví khách tung ra tuần lễ vàng khi giới thiệu thành công 1 khách hàng mới sử dụng ví, đối tác sẽ nhận ngay 100 nghìn đồng tiền vào ví.

 

Đặc biệt, không chỉ thu hút khách hàng mới bằng chiêu tặng tiền, gần đây một số ví còn gia tăng lượng khách hàng bằng hình thức “đa cấp”, nghĩa là khách hàng đang dùng ví nếu giới thiệu thêm 1 khách hàng mới sẽ nhận được quà bằng tiền mặt được chuyển thẳng vào ví hoặc giảm giá khi mua hàng hay nhận gói quà có giá trị vài trăm nghìn đồng.

Ngoài ra, hàng loạt ví khác áp dụng khuyến mãi giảm giá trực tiếp, tặng thêm món ăn, thức uống tại các điểm giao dịch, giảm giá khi nạp thẻ điện thoại, thanh toán điện nước, mua vé xem phim,... Và lượng người dùng tăng vọt sau mỗi đợt hoàn tiền, tặng quà.

Tuy nhiên, theo đánh giá của khách hàng, họ dùng ví chủ yếu vì có chương trình khuyến mãi và chủ yếu để sử dụng trong việc thanh toán các sản phẩm thuộc hệ sinh thái của doanh nghiệp đó, chứ không phải ví có tính năng hữu dụng, nên muốn tận dụng tối đa thì phải cài nhiều app

Đơn cử như khách hàng dùng ví Moca để sử dụng dịch vụ xe công nghệ Grab, đặt thức ăn; ví MoMo để xem phim và trả tiền điện. Airpay để mua trên mạng, ví Vimo dùng đặt xe của Fasgo, ví VinID để thanh toán khi mua hàng tại VinMart...

Sản phẩm phải tiện lợi cho khách hàng

 

Đa phần khách hàng thừa nhận, các loại ví điện tử đều na ná nhau, chủ yếu dùng để thanh toán hóa đơn điện, nước, cước điện thoại, Internet, truyền hình cáp, mua vé xem phim, thẻ cào, thẻ game... Tuy nhiên, số lượng cácgiao dịch này rất thấp, mỗi tháng chỉ một vài lần, số tiền thanh toán rất ít.

Điều này cũng được đại diện ví điện tử MoMo cho rằng, việc các ví dùng chiêu thức thu hút người dùng bằng khuyến mãi chỉ có tác đụng thời gian đầu, khi hết khuyến mãi, khách hàng sẽ tìm đến sản phẩm nào ứng dụng công nghệ phát triển, tiện lợi cho người dùng.

Theo đánh giá của các chuyên gia xu hướng sử dụng ví điện từ ngày càng gia tăng, đặc biệt so với việc thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua ví rất cạnh tranh. Chẳng hạn, giao dịch tiền mặt mất 45 giây, giao dịch bằng ví chỉ mất 3 giây. Trong khi đó, thanh toán qua QR Code khách hàng vẫn phải qua nhiều bước, quét, nhập số tiền…

Trước thực trạng trên, thời gian qua một số doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược hút khách hàng. Thay vì “dùng tiền”, các ví tạo sản phẩm, dịch vụ mới cho khách hàng, tạo cho khách hàng sự tiện dụng.

Thực tế, hiện nay thị trường có khoảng trên 30 công ty hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó cung cấp 28 ví điện tử. Tuy nhiên, đại diện ví MoMo nhận định, dù có nhiều ví điện từ đang hoạt động trên thị trường hiện nay, nhưng trước sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, những ví có hệ sinh thái lớn hơn sẽ chiếm lĩnh thị phần.

 

Điều này đã từng xảy ra như trường hợp mạng viễn thông, truyền hình cáp. Trước đây, trên thị trường có hàng chục nhà mạng cạnh tranh cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tuy nhiên, hiện nay khách hàng chủ yếu biết đến 3 nhà mạng là VNPT, FPT, Viettel.

Bà Lê Xuân Phương - Phó giám đốc nghiên cứu tại Cimigo cho biết, việc xây dựng một ví điện tử có giao diện thân thiện, dễ sử dụng đi kèm với các chương trình khuyến mãi đa dạng và thường xuyên là 2 tiêu chí mang tính thúc đẩy, giúp thương hiệu gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng, trước khi nghĩ đến việc xây dựng các yếu tố mang tính thúc đẩy đó, ví điện tử cần phải đảm bảo tốt các vấn đề như an toàn và bảo mật, liên kết với nhiều ngân hàng cũng như đa dạng về dịch vụ và địa điểm thanh toán - các tiêu chí vốn được liệt vào nhóm nhân tố cơ bản trong việc lựa chọn ví điện tử.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm