Hỗ trợ doanh nghiệp

Mercedes bị yêu cầu thu hồi 600.000 xe do cáo buộc gian lận

Cơ quan phương tiện đường bộ của Đức (KBA) đang điều tra Mercedes vì các cáo buộc gian lận khí thải. Mercedes cũng có thể sẽ triệu hồi 600.000 xe thuộc dòng C-Class và G-Class.

Tập đoàn Daimler đang bị điều tra vì nghi án gian lận khí thải đối với dòng xe sử dụng động cơ diesel, theo tin tức của tạp chí Der Spiegel. 600.000 chiếc C-Class và G-Class phiên bản diesel cũng có thể được thu hồi.

Bản tin đăng tải sau khi Cơ quan Phương tiện đường bộ của Đức (KBA) yêu cầu Tập đoàn Daimler triệu hồi một số mẫu Mercedes Vito với động cơ diesel 1,6 lít, do tính năng kiểm soát động cơ đã vi phạm các quy định của KBA.

Dòng xe Mercedes Vito động cơ diesel 1,6 lít bị cáo buộc gian lận khí thải.

Theo Der Spiegel, KBA nghi ngờ đang có những gian lận trong hệ thống ống xả của các phương tiện được đề cập. Động cơ diesel mà cơ quan này đang điều tra được hợp tác sản xuất với Renault, một công ty cũng bị cáo buộc vào năm ngoái do sử dụng phần mềm gian lận khí thải.

Tuy nhiên, hãng xe Pháp phủ nhận các cáo buộc và các nhà điều tra cũng không tìm thấy bất kỳ phần mềm bất hợp pháp nào. Tập đoàn Daimler đã từ chối bình luận về vấn đề này, nhưng công ty đã ban hành lệnh thu hồi các mẫu Mercedes Vito để cập nhật phần mềm kiểm soát khí thải.

Vẫn chưa rõ liệu hãng xe Đức có đẩy mạnh việc thu hồi một số chiếc xe C-Class và G-Class hay không. Nhưng nếu việc đó xảy ra, đây chắc chắn sẽ là cuộc thu hồi khổng lồ bởi số lượng sẽ lên tới 600.000 chiếc.

Có tin đồn cho rằng 600.000 chiếc thuộc hai dòng C-Class và G-Class cũng sẽ được thu hồi để kiểm tra hệ thống phát thải.

Thử nghiệm phát thải ở châu Âu là cơn đau đầu của các nhà sản xuất ôtô do các quy định ngày càng nghiêm ngặt hơn. Các tác động bất lợi của việc kiểm soát này là yêu cầu các nhà sản xuất ngừng bán một số mẫu xe của họ. Peugeot tạm dừng sản xuất 308 GTi, trong khi BMW đã thông báo ngừng sản xuất 7 Series và M3, Audi cũng ngừng bán SQ5 tại châu Âu.

Không ai biết được hãng xe nào sẽ bị điều tra tiếp theo, người tiêu dùng có quyền lo lắng vì chiếc xe của họ có thể nằm trong danh sách thu hồi. Những quy định khắt khe của KBA đưa ra, được cho là nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng, môi trường sống và thị trường kinh doanh trong sạch.

 

Nên đọc
Theo Zing
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo