Trận chiến "long trời lở đất" giữa tê giác và trâu rừng châu Phi
Clip: Lợn rừng bị "giằng xé" bởi linh cẩu và báo hoa mai / Phản xạ cực nhanh, người phụ nữ thoát khỏi cú đớp của con cá sấu 'khổng lồ' trong gang tấc
Có một thuật ngữ "Big Five" dùng để ám chỉ 5 loài động vật được tôn trọng nhất ở châu Phi. Đây không đơn thuần chỉ là 5 loài động vật có vú to lớn nhất, mà còn là những loài động vật nguy hiểm, hung dữ nhất châu Phi. Điều này có thể thấy rõ ở ngay trong 5 cái tên được đặt trong danh sách: voi, sư tử, báo, tê giác và trâu rừng châu Phi.
Mỗi loài vật đều chứa đựng trong mình những đặc điểm, thế mạnh đủ để xưng hùng, xưng bá trong địa bàn của mình.
Ảnh cắt từ clip.
Thông thường, mọi người sẽ quen thuộc hơn với những cuộc ác chiến của các loài như sư tử, báo khi đi săn mồi hoặc là những cuộc đánh trả của voi, tê giác, trâu rừng khi bảo vệ lãnh thổ. Bất kỳ cuộc chiến nào giữa 2 loài động vật trong nhóm "Big Five" đều cực kỳ gay cấn bởi tính chất khốc liệt của nó, nhưng đặc biệt cuộc chiến giữa tê giác và trâu rừng châu Phi không những hấp dẫn bởi độ hiếm hoi xảy ra của nó mà còn bởi vũ khí chúng sử dụng cũng độc đáo. Đó là cặp sừng cực khỏe của mình.
Trên lý thuyết, trâu rừng châu Phi là loài nguy hiểm hơn bởi thành tích giết hơn 200 người mỗi năm. Cơ sở để loài động vật này hung hãn như thế là bởi cặp sừng to và nhọn được tạo nên từ lớp xương nhô ra, kết hợp với thể trạng cực kỳ to lớn dao động từ 500 - 1.000 kg khi trưởng thành.
Trâu rừng châu Phi có các giác quan nhạy bén để phát hiện ra các kẻ thù thông qua việc phối hợp các dấu hiệu thị giác, khứu giác và thính giác. Loài động vật có khả năng phát hiện sư tử ở khoảng cách 1 km.
Khác với sự hiền lành, có phần nhút nhát của trâu nước châu Á, trâu rừng châu Phi chưa bao giờ được thuần hóa.
Do đó, mặc dù là loài động vật ăn cỏ, nhưng trâu rừng có tính khí hung hăng và dữ tợn, nhiều trường hợp chúng còn sẵn sàng chống trả lại những loài thú săn mồi dữ tợn nhất.
Còn đối với loài tê giác, đặc trưng của nó là chiếc sừng lớn ở mũi. Khác với sừng của các loài động vật có vú khác, sừng của tê giác được cấu tạo từ keratin (chất sừng), tương tự như tóc. Sừng tê giác thường có hình chóp nhọn. Nguyên nhân là bởi các tế bào cũ có thể bị ăn mòn. Một con tê giác trắng khi trưởng thành sẽ có cân nặng từ 1.800 kg - 2.700 kg và cao 1,5 m - 1,8 m.
Với vị thế của mình trong tự nhiên, không có gì lạ khi cả 2 loài động vật này đều cực kỳ coi trọng lãnh thổ của mình. Nhiều cuộc quyết chiến giữa hai loài động vật to lớn này với những kẻ đen đủi xâm phạm đến lãnh thổ của chúng đã xảy ra.
Có thể thấy trong đoạn clip với lợi thế hình thể to hơn khá nhiều con trâu rừng, sau một hồi giao tranh, con tê giác đã giành được chiến thắng, đuổi con trâu chạy té khói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo