Khám phá

Nga tính đưa vi khuẩn cổ đại lên vũ trụ

Những tổ chức vi sinh vật đã tồn tại hàng triệu năm sẽ được đưa thử nghiệm lên vũ trụ để kiểm tra khả năng tồn tại của sự sống trên sao Hỏa.

The Siberian Times hôm 11/12 đưa tin, vệ tinh Bion-M của Nga sẽ đưa vi khuẩn lên vũ trụ vào năm 2020. Thí nghiệm sẽ giúp kiểm tra vi khuẩn đến từ Trái Đất có thể sinh tồn và phát triển trong những điều kiện khác như trên hành tinh đỏ hay không.

Mô hình vệ tinh Bion-M. Ảnh: TASS.

Các loài được lựa chọn cho chuyến đi vào không gian gồm vi khuẩn cùng một số động vật nguyên sinh như trùng amip và trùng lông. Chúng nằm dưới tầng đất đóng băng vĩnh cửu lâu đời ở vùng đất thấp ở đông bắc Siberia. Các mẫu vật đến từ Wright Valley và Table Mount ở Nam cực cũng sẽ được kiểm tra trong vũ trụ.

"Mục đích của thí nghiệm là tìm hiểu sự sống có thể tồn tại trong thời gian dài trên sao Hỏa hay không. Điều này rất cần thiết để hiểu rõ vi khuẩn có khả năng sinh sống bao lâu trong những điều kiện tương tự. Chúng tôi đang lên kế hoạch đưa cả mẫu vật và hệ vi sinh vật vùng lên vũ trụ",  Elizaveta Rivkina, giám sát khoa học của thí nghiệm, cho biết.

Viện Khoa học Vũ trụ Nga đã thông qua thí nghiệm. Tàu vũ trụ Bion-M sẽ đi vào quỹ đạo cách bề mặt Trái Đất 800 - 1.000 km, cao gấp hai lần Trạm Vũ trụ Quốc tế. Chuyến bay sẽ kéo dài 30 ngày.

 

Nên đọc
Theo báo VnExpress
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo