Ngày 30/6, trái đất sẽ đếm thêm giây thứ 61
Theo tin khoa học trên Tri Thức Trẻ, cơ quan Giám sát chuyển động xoay của Trái Đất và Các hệ thống tham chiếu (IERS) tuần qua thông báo về quyết định thời điểm bổ sung giây nhuận vào ngày 30/6.
Theo đó, tất cả các đồng hồ trên thế giới sẽ được chèn thêm một giây vào phút cuối cùng của ngày này. IERS là tổ chức chịu trách nhiệm duy trì giờ toàn cầu.
Loài người cần bổ sung thêm một giây vào hệ thống đo thời gian do tốc độ quay của Trái đất giảm dần với mức khoảng 2 phần nghìn giây mỗi ngày. Vì thế chúng ta phải bổ sung thêm thời gian để bù trừ cho sự giảm dần tốc độ quay của hành tinh.
Thông thường, trái đất mất 86.400 giây để hoàn thành một vòng quay 360 độ quanh trục xoay. Tuy nhiên, tư thế nghiêng của quả đất lại bị lực hút của Mặt trăng, Mặt trời và thủy triều lớn trên các đại dương tác động, kìm giữ vòng quay khoảng thời gian bằng một giây.
Ngày 30/6 thế giới sẽ được trải nghiệm thời khắc 1 phút có 60 giây là tin khoa học được mong đợi nhất.
Kết quả là thời gian Trái đất chậm hơn so với Thời gian Nguyên tử Quốc tế (TAI) - sử dụng dao động của các nguyên tử để đo thời gian với độ chính xác vài nghìn tỷ phần giây.
TAI được duy trì bằng hàng trăm đồng hồ nguyên tử trên thế giới, tính toán những dao động trong nguyên tử của phân tử hóa học caesium, phân chia một giây thành 10 tỷ phần nhỏ hơn. Với độ chính xác cao như trên, phải tới 300 triệu năm, đồng hồ nguyên tử mới chậm 1 giây.
Việc bổ sung giây phụ diễn ra lần đầu tiên vào năm 1972, khi Internet chưa ra đời. Những lần điều chỉnh gần đây nhất là 31/12/1998, 31/12/2005, 31/12/2008, 30/6/2012, 30/6/2015. Đây sẽ là lần thứ 26 loài người tăng thêm một giây cho các đồng hồ.
Với khoảng 7,25 tỷ người trên hành tinh, sự kiện một phút không chỉ có 60 giây mà kéo dài tới 61 giây này không có gì đáng kể nhưng với giới khoa học, hiện tượng này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trong suốt 15 năm qua, các chuyên gia vẫn tranh cãi với nhau về việc có nên hay không sử dụng thời gian nguyên tử bởi có tính ổn định hơn nhiều so với giờ thiên văn.
Mỗi khi thời gian được cho thêm một giây, các máy tính trên thế giới cần phải được điều chỉnh bằng tay - thao tác được cho là tăng nguy cơ bị lỗi. Máy tính dữ liệu trên Trái đất có thể không cần phải tuyệt đối chính xác như đồng hồ nguyên tử nhưng vẫn cần phải có sự chính xác cao trong thời gian nội bộ.
Còn với hệ thống chính xác cao như vệ tinh và một số mạng lưới dữ liệu sẽ phải tính đến giây thừa này nếu không sẽ gây ra thảm họa về tính toán. Vấn đề đồng bộ hóa giữa các máy tính vào ngày 30 tháng 6 năm 2012 cũng đã gây rối cho nhiều máy chủ Internet.
Tuy nhiên, nếu chúng ta không tiếp tục đồng bộ thời gian, sự liên kết giữa khái niệm ngày đêm và sự quay của Trái đất có thể bị gián đoạn mãi mãi. Và trên quy mô hàng chục ngàn năm, rất có thể, con người sẽ có bữa sáng vào lúc 2 giờ sáng.
"Họ thêm một giây vào UTC để đảm bảo tốc độ của nó bằng với thời gian nguyên tử", Telegraph dẫn lời Nick Stamatakos, chuyên gia của Đài quan sát Hải quân Mỹ, cho hay. Phương pháp này được đưa ra từ năm 1972, nhằm đảm bảo sai số không tăng dần.
Giây nhuận có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty, chương trình và dịch vụ Internet. Lần thêm giây nhuận năm 2012 từng khiến các chương trình mạng như Mozilla, Reddit, Foursquare, Yelp, LinkedIn hay StumbleUpon gặp trục trặc.
UPI hôm qua cho hay, đây là lần thứ 26 loài người thêm giây nhuận vào độ dài thời gian của một ngày. Thông thường, giây nhuận được thêm vào ngày 31/12 hoặc 30/6.
Lần điều chỉnh gần nhất là vào ngày 30/6/2012, khi đó mạng internet trên toàn cầu bị ảnh hưởng, gây ra hàng loạt sự cố cho những website như Qantas, LinkedIn, Yelp, theo báo cáo vào thời điểm đó.
Rút kinh nghiệm những lần trước, nhiều công ty đã đưa ra các giải pháp cho riêng mình. Thí dụ Google sẽ chia nhỏ giây nhuận thành những phần khác nhau rồi cộng vào trong suốt ngày 30/6.
Trong khi đó dịch vụ web Amazon cho biết họ đang lên kế hoạch “thiết lập những giải pháp khác để tránh giây nhuận ‘:60’. Điều này có nghĩa đồng hồ của Amazon sẽ hơi khác với thời gian dân sự tiêu chuẩn trong một thời gian ngắn”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Khỉ đầu chó bắt cóc sư tử con lên cây và cái kết
CLIP: Linh dương đầu bò một mình đối đầu với 3 con báo đốm và cái kết không ai dám tin
CLIP: Bị cá sấu tập kích bất ngờ, sư tử có phản ứng gây 'sốc'
CLIP: 'Đi lạc' vào vòng vây của hàng trăm con trâu rừng, sư tử nhận cái kết thảm
Giải mã bí ẩn về hiện tượng người chết đuối hộc máu tươi khi người thân đến gần dưới góc độ khoa học
Quan tài chôn dưới đất, tại sao trên mộ lại có gò đất hình tam giác?