Văn hóa

Phong tục cưới hỏi "quái đản" của các bộ tộc châu Phi

Nhổ nước bọt lên người, nhìn lượng vàng trên người để kén vợ, bắt cóc cô dâu... là một vài phong tục cưới hỏi kỳ quặc của các bộ tộc ở châu Phi.

Hôn nhân, cưới hỏi được coi là một trong những nghi lễ thiêng liêng, đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi con người. Tuy nhiên, ở nhiều bộ tộc của châu Phi, phong tục cưới hỏi vẫn mang nặng vẻ hủ tục. Cùng điểm lại một vài nghi lễ cưới hỏi độc đáo của các bộ tộc châu Phi dưới đây.

1. Bộ tộc Maasai - bố cô dâu nhổ nước bọt lên người con gái

Nghi lễ cưới hỏi của bộ tộc Maasai.

Phong tục cưới của bộ tộc Maasai ở Kenya vô cùng đặc biệt. Các cô gái trong bộ tộc sẽ không được tự do yêu đương cũng như quyết định ai là chồng mình mà phải theo sự sắp đặt của cha mẹ.

>> Xem thêm: "Sốc" với nghi thức trưởng thành của gái trinh Yanomami

Họ cũng không được phép ly dị và phải chung sống với người chồng suốt đời kể cả người đó có vũ phu hay đối xử tệ bạc với mình. Cha cô dâu sẽ ngồi ở nhà và nhận lễ vật của nhà trai và quyết định ai sẽ là con rể mình phụ thuộc vào số tài sản họ mang tới.

Nghi lễ cưới hỏi của bộ tộc Maasai.

Vào lễ cưới, cô dâu sẽ được mặc những bộ quần áo rực rỡ cùng bộ trang sức nặng nề. Trước khi chính thức về nhà chồng, cha của cô sẽ nhổ một bãi nước bọt lên ngực cô dâu để tượng trưng cho những điều may mắn nhất.

>> Xem thêm: Sự thật về bộ lạc nữ chiến binh căm ghét đàn ông

 

Một điểm đặc biệt mà ít có bộ tộc nào có được đó là tuy cuộc sống hôn nhân bị sắp đặt như vậy nhưng phụ nữ của Maasai lại được hưởng một “đặc quyền” kỳ lạ khi kết hôn. Đó là họ được phép "cặp bồ" khi có chồng nhưng với điều kiện không được có thai ngoài hôn nhân.

2. Bộ tộc Ashanti - nhìn vàng trên cơ thể để kén chồng/vợ

Nằm ở phía Nam đất nước Ghana, thuộc Tây Phi, bộ tộc Ashanti nổi tiếng với sự "giàu có". Điều này được thể hiện rõ nét qua những khối vàng đeo lủng lẳng khắp cơ thể.

Cô dâu người Ashanti.

Với người Ashanti, hôn nhân là vô cùng quan trọng. Bởi vậy mà những chàng trai, cô gái của bộ tộc này tìm vợ/chồng dựa trên số lượng vàng mà đối phương đeo trên cơ thể. Một người đeo càng nhiều vàng chứng tỏ anh/cô ấy có cả gia tài khổng lồ. Điều này cũng có nghĩa, họ rất đáng tin cậy, kính trọng để có thể chọn làm người "hợp tác" cùng.

Người đàn ông trong bộ tộc Ashanti có thể lấy nhiều vợ, tuy nhiên, họ gần như không có chuyện ly dị. Nếu chuyện ly hôn xảy ra thì cả hai bên gia đình nhà chồng và vợ sẽ phải có trách nhiệm hàn gắn mối quan hệ này. Bởi người Ashanti cho rằng, điều này là một việc làm có lỗi với thế giới linh hồn và sẽ cố gắng không làm bất cứ điều gì khiến thần thánh phật lòng.

 

 3. Bộ tộc Himba - nhà trai tới bắt cóc cô dâu

Bộ tộc Himba cư trú ở phía Bắc của Namibia. Những cư dân này sống theo lối du mục, sinh tồn chủ yếu bằng săn bắn và hái lượm. Một điểm đặc biệt là phụ nữ ở bộ tộc này rất "biết cách làm đẹp", cùng với thân hình đẹp như một lợi thế trời ban nên họ được phong danh hiệu - phụ nữ đẹp nhất "lục địa đen".

Bộ tộc Himba trong ngày cưới.

Có lẽ chính bởi vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" này mà nhà trai có tục lệ bắt cóc cô dâu vào ngày cưới. Theo đó, chú rể cùng gia đình sẽ tới nhà gái để bắt cóc cô dâu.

Trước đó, các cô gái được mẹ tặng cho chiếc khăn da bò như một món vật gia truyền được truyền từ mẹ sang con gái qua các đời. Khi cô dâu bị chú rể và gia đình chồng “bắt cóc” về làm vợ, họ phải dùng chiếc khăn da bò đó để che mặt để tránh bị chú rể khác cướp mất.

4. Bộ tộc Rashaida - chỉ cưới người trong bộ lạc

 

Là một bộ tộc nhỏ của quốc gia Eritrea nên người dân Rashaida vẫn giữ những truyền thống và nghi lễ độc đáo của mình. Theo phong tục truyền thống, người Rashaida chỉ được phép cưới người trong bộ tộc, nếu trót để ý hoặc đi ngược lại với phong tục của bộ tộc, người đó sẽ bị cả bộ tộc lên án. Phong tục này khá giống với văn hóa nông thôn Việt Nam thời xưa, khi có một "luật bất thành văn" rằng chỉ được phép lấy người trong làng.

Bộ tộc Rashaida làm lễ cưới.

Trước khi hôn lễ được cử hành, những cô gái luôn phải dùng mạng che mặt có tên gọi là Burga như một cách để giữ phẩm giá trước khi chính thức theo về nhà chồng. Vào ngày cưới, cô dâu Rashaida sẽ mặc bộ trang phục màu đỏ cùng nhiều loại trang sức có giá trị như để chứng minh với bộ tộc về vẻ đẹp cũng như sự giàu có của gia đình mình.

Trong lễ cưới, cô dâu sẽ nhảy điệu nhảy truyền thống của mình như một lời cảm ơn khách mời đã đến tham dự. Sau đó, những cư dân của bộ tộc sẽ cùng nhau nhảy múa, vui đùa và thưởng thức thịt dê...

Nên đọc
Theo Trí thức trẻ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo