Hỗ trợ doanh nghiệp

Qualcomm hỏng thương vụ 44 tỷ USD vì Trung Quốc

Qualcomm đã đợi gần hai năm để mua được hãng chip Hà Lan - NXP, nhưng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã khiến họ phải từ bỏ.

hương vụ khổng lồ trị giá 44 tỷ USD được công bố tháng 10/2016 và đã được giới chức 8 nền kinh tế chấp thuận, trong đó có Liên minh châu Âu (EU) và Hàn Quốc. Hạn chót để Trung Quốc đồng ý vụ mua bán này là hôm qua, và Bộ Thương mại Trung Quốc đã không đả động gì đến việc này.

Dù vậy, Qualcomm đã lường trước kết quả này. CEO Steve Mollenkopf hôm qua cho biết trước các nhà đầu tư rằng nếu Trung Quốc không chấp thuận, họ sẽ từ bỏ vụ mua bán với NXP. “Rủi ro hiện tại là khả năng môi trường địa chính trị thay đổi”, ông cho biết. Công ty này giờ sẽ phải trả NXP 2 tỷ USD phí phá vỡ hợp đồng.

Văn phòng Qualcomm tại San Jose (Mỹ). Ảnh: AFP

Vài tháng qua, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) của Qualcomm liên tục gặp khó khi căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng. Ngành công nghệ là chiến trường chính trong cuộc đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hồi tháng 3, Tổng thống Mỹ - Donald Trump chặn thỏa thuận Broadcom mua Qualcomm với 117 tỷ USD. Ông cho rằng việc này có thể giúp Trung Quốc đánh bại Mỹ về phát triển công nghệ 5G.

Một tháng sau, Mỹ lại cấm hãng viễn thông ZTE (Trung Quốc) mua linh kiện cần thiết từ các công ty Mỹ. Lệnh cấm này khiến Qualcomm chịu thiệt gấp đôi các công ty khác. Vì họ là nhà cung cấp chip chủ yếu cho các smartphone của ZTE. Bên cạnh đó, khả năng họ sáp nhập được với NXP còn tùy thuộc vào sự tồn tại của ZTE.

Sau khi Mỹ đạt thỏa thuận với ZTE, cho phép công ty này khôi phục việc kinh doanh với đối tác Mỹ, người ta lại kỳ vọng Bắc Kinh sẽ chấp thuận cho Qualcomm mua NXP. Nhưng tháng trước, Mỹ chính thức áp thuế nhập khẩu lên 34 tỷ USD hàng Mỹ. Trung Quốc cũng trả đũa tương tự. Căng thẳng giữa hai nước vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

JH Lin - nhà phân tích tại Trend Force nhận định vụ mua bán giữa Qualcomm và NXP có thể giúp Mỹ tăng ảnh hưởng trong ngành chip toàn cầu và “ảnh hưởng tiêu cực lên nhiều ngành công nghiệp của Trung Quốc”. Bên cạnh đó, Qualcomm có thể củng cố công nghệ, “tạo ra thách thức lớn, thậm chí là rủi ro với các hãng chip Trung Quốc và ngành công nghiệp bán dẫn nước này”.

 

Nên đọc
Theo VnExpress
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo