Quốc tế

'Chiến thuật tập kích mới của Mỹ chỉ dọa nước yếu'

Nhận định được chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov đưa ra khi nói về việc Mỹ đang thay đổi chiến thuật tập kích đường không với UAV tối tân.

Chân dung 4 tổng thống Mỹ được khắc lên núi đá / Mỹ mua vũ khí Israel dưới góc nhìn Nga

Trong cuộc thử nghiệm mới nhất vừa tiến hành, X-58A Valkyrie của Không quân Mỹ lần đầu tiên phóng thành công một UAV cỡ nhỏ ALTIUS-600 từ khoang chứa bom bên trong.

Chiếc ALTIUS-600 nặng khoảng 12 kg, mang theo 3 kg trọng tải: hệ thống tác chiến điện tử nhỏ gọn, thiết bị trinh sát. Nhưng, nó cũng có thể mang đầu đạn sát thương.

'Chien thuat tap kich moi cua My chi doa nuoc yeu'
Chiếc X-58A Valkyrie lần đầu phóng UAV cỡ nhỏ từ khoang vũ khí trong thân.

Giới quân sự Mỹ cho rằng, thiết kế của X-58A Valkyrie là đa chức năng và có ưu điểm dễ tùy chỉnh máy bay không người lái phù hợp cho từng nhiệm cụ thể. Tầm bay của nó là hơn 2.000 dặm; khoang bên trong có thể chứa hai quả bom hoặc một số UAV cỡ nhỏ. Ngoài ra, thiết bị này sử dụng công nghệ tàng hình, các hệ thống phòng không của đối phương khó phát hiện nó.

XQ-58A được tích hợp công nghệ trí thông minh nhân tạo để hoạt động trong đội hình hỗn hợp với máy bay chiến đấu, và nếu cần thiết, có thể được sử dụng để làm lá chắn cho máy bay chiến đấu kiểm soát khả năng tác chiến đồng đội trên không, sẵn sàng lấy thân mình đỡ đạn cho máy bay có phi công lái.

Đánh giá về chiến thuật của Mỹ, chuyên gia chuyên gia quân sự Alexei Leonkov cho rằng, rất có thể người Mỹ có ý định sử dụng bầy đàn UAV như vậy (với nhiều kiểu sửa đổi khác nhau) dưới sự điều khiển và giám sát của các phi công tiêm kích F-35.

Với chiến thuật tấn công kiểu này, họ cố gắng tạo ra ba đợt không kích trong một cuộc tấn công. Đợt không kích thứ nhất – các máy bay không người lái cỡ nhỏ, sau đó - các máy bay Valkyrie, và chỉ sau đó – các phương tiện bay có người lái mới xung trận.

Các chuyên gia Mỹ kỳ vọng rằng, radar của đối phương sẽ nhìn thấy nhiều mục tiêu, các hệ thống tên lửa phòng không sẽ bắn vào những máy bay không người lái, sử dụng hết cơ số đạn. Đối phương sẽ phải nạp đạn, và ngay lúc đó các máy bay chiến đấu sẽ dễ dàng chế áp toàn bộ hệ thống phòng không.

 

Chiến thuật này là rất thú vị. Họ có ý định kết hợp các phương tiện tiến công đường không cùng với việc sử dụng rất nhiều UAV làm mồi nhử. Nếu họ phải đối đầu với một đối thủ được trang bị kém, chiến thuật này sẽ hiệu quả.

Nhưng theo chuyên gia Alexei Leonkov, chiến thuật này khó có thể đánh lừa các hệ thống phòng không đa cấp độ như của Nga. Các hệ thống phòng không của Nga có đủ thời gian để xác định các mục tiêu giả, "loại bỏ" chúng và sử dụng "mọi lực lượng và phương tiện" chống lại các mục tiêu thực.

Cùng với khả năng đối phó với chiến thuật tập kích mới từ Mỹ, chuyên gia Nga cho biết thêm rằng, Moskva cũng có hệ thống tương tự như Valkyrie. Và chương trình UAV Grom (giới thiệu lần đầu vào năm 2020) của Nga là ví dụ cụ thể.

Mục đích chính của nó là yểm trợ các máy bay chiến đấu Su-35 và Su-57. Nhiệm vụ của Grom là phá hủy hệ thống phòng không của địch, bảo đảm an toàn cho các phương tiện tấn công có người lái. UAV Grom có trọng lượng cất cánh 7 tấn, có khả năng mang tải trọng hữu ích lên tới 1,5 tấn. Tầm bay lên đến 800km.

Trong kho vũ khí của Grom có các tên lửa không đối đất và bom dẫn đường trọng lượng 500kg. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, Grom cũng có thể mang theo "bầy đàn" máy bay không người lái cỡ nhỏ - trinh sát hoặc xung kích. UAV Grom điều phối hành động của chúng tùy thuộc vào tình huống.

Ngoài ra, Nga còn có máy bay không người lái hạng nặng khác với trí thông minh nhân tạo được làm theo thiết kế khí động học của cánh bay. UAV S-70 Okhotnik với trọng lượng cất cánh 20 tấn đang được thử nghiệm. S-70 Okhotnik có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu song song với tiêm kích Su-57 và một cách độc lập.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm