Quốc tế

'Mỹ dùng HIMARS đe Crimea là hành động vô nghĩa'

Nhận định trên được Kênh truyền hình Zvezda của Nga đưa ra khi xuất hiện thông tin Mỹ triển khai số lượng lớn hệ thống HIMARS đến Romania nhằm đe dọa Crimea.

Ảnh vệ tinh làm lộ việc Triều Tiên cố giấu nơi cất vũ khí hạt nhân? / Mỹ sẽ làm vũ khí nhanh hơn Zircon để đua với Nga

Theo truyền thông Nga, lực lượng pháo binh tầm xa Mỹ đã chuyển tổng cộng 54 hệ thống HIMARS từ Đức và một số nơi khác đến Romania với thông điệp rõ ràng "dùng để đối phó Nga tại Crimea". Trước khi có sự hiện diện của số lượng lớn hệ thống HIMARS, Mỹ đã nhiều lần triển khai và thu hồi nhanh những vũ khí này đến Romania để tập trận.

'My dung HIMARS de Crimea la hanh dong vo nghia'
Hệ thống HIMARS khai hỏa tại Romania.

Lần gần đây nhất là cuối năm 2020, lực lượng tấn công mặt đất Mỹ bất ngờ huy động những hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS cùng 130 binh sĩ từ Đức đến Romania thực hiện cuộc diễn tập chớp nhoáng chống Nga tại bán đảo Crimea.

Trong cuộc diễn tập này, đã có 5 quả đạn của hệ thống HIMARS được phóng đi, tiêu diệt thành công những mục tiêu trên biển và trên đất liền. Ngay khi cuộc diễn tập kết thúc, toàn bộ số binh sĩ và vũ khí đã được máy bay vận tải đưa trở lại căn cứ tại Đức. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng vài giờ.

"Cuộc diễn tập đã chứng minh khả năng triển khai và thu hồi lực lượng tấn công nhanh của Mỹ để đối phó với những nguy cơ bị tấn công từ bên ngoài. Ngoài ra, Mỹ còn cho đồng minh thấy họ đang được bảo vệ tốt", một đại diện của lực lượng Mỹ tại châu Âu cho biết.

Sau khi cuộc diễn tập chớp nhoáng kết thúc được và có sự xuất hiện của số lượng lớn hệ thống HIMARS tại Romania, Kênh Zvezda của Nga cho rằng, việc Mỹ dùng hệ thống HIMARS diễn tập chống Nga tại Crimea là hành động vô nghĩa.

Theo nguồn tin này, khoảng cách giữa Romania đến Crimea gần 450km, trong khi đó loại đạn mạnh nhất của HIMARS chỉ có tầm bắn chưa đến 300km. Cùng với tầm bắn khiêm tốn, vũ khí này cũng không thực sự mạnh và tin cậy để thực hiện đòn đánh đe dọa được đến Nga.

 

Loại đạn khủng nhất của HIMARS đã bị nhiều đồng minh của Mỹ loại bỏ từ lâu, tuy nhiên hồi đầu năm 2016, nhà sản xuất Lockheed Martin của Mỹ vẫn quyết nối lại việc sản xuất loại tên lửa này để trang bị cho hệ thống M142 HIMARS.

Zvezda đã đưa ra một vài tham số cơ bản để so sánh hai loại vũ khí của Nga và Mỹ để đưa ra kết luận rằng, HIMARS còn không dọa nạt nổi loại vũ khí đồng hạng thế hệ cũ hơn của Nga là BM-21 Grad chứ đừng nói là đối thủ của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander đang triển khai tại Crimea.

Pháo phản lực bắn loạt hoạt động tốt, khi cần tấn công các khu vực mục tiêu bảo vệ yếu như tiểu đoàn bộ binh tiến công, đơn vị pháo binh hoặc tên lửa, đoàn xe ô tô, sân bay cỡ nhỏ...

Chẳng hạn, một trong những đại diện cũ hơn của Nga là loại pháo phản lực phóng loạt 120mm BM-21 Grad, một hệ thống vũ khí này có thể quét cháy diện tích mặt đất lớn gấp 7 lần pháo phản lực hạng nặng HIMARS của Mỹ từng điều đến Syria.

Mặc dù không được Nga đánh giá cao nhưng theo tuyên bố của Mỹ, HIMARS sở hữu sức mạnh khủng khiếp so với các dòng pháo phản lực khác. Được biết, hệ thống M142 HIMARS sử dụng đạn tên lửa có điều khiển đường kính 240mm, tầm bắn tối đa gần 300km.

 

Ngoài ra, hệ thống HIMARS còn có khả năng phóng các tên lửa chiến thuật chiến trường MGM-140A ATACMS, với tầm bắn khoảng 128km.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm