Chuyên gia tiết lộ cách chống lại vũ khí laser của Mỹ
Thị trường vũ khí thế giới qua các con số / Ảnh vệ tinh làm lộ việc Triều Tiên cố giấu nơi cất vũ khí hạt nhân?
Nguyên mẫu của một khẩu pháo laser đã được sản xuất tại Hoa Kỳ. Hệ thống SHIELD sẽ được trang bị cho các máy bay chiến đấu. Các nhà phát triển cho rằng, vũ khí này hiệu quả hơn nhiều so với tên lửa.
Mỹ đang tích cực phát triển vũ khí laser. |
Phòng thí nghiệm Nghiên cứu của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã nhận được nguyên mẫu vũ khí laser vào cuối tháng 2 vừa qua. Các thiết bị cung cấp năng lượng và hệ thống điều khiển chùm tia sẽ được thử nghiệm vào giữa mùa hè. Mỹ dự kiến sẽ bắt đầu các cuộc thử nghiệm chính thức trên mặt đất đối với toàn bộ tổ hợp vào năm 2024.
Ông Yuri Knutov, một chuyên gia quân sự và giám đốc Bảo tàng Lực lượng Phòng không cho biết rằng, vũ khí laser mới của Mỹ sẽ không đốt cháy cánh máy bay như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Hoa Kỳ sử dụng cáctia laser thể rắn.
Laser thể rắn được sử dụng trong sản xuất công nghiệp và không tốn kém, chúng có sức mạnh thấp. Vậy người Mỹ đã làm gì? Họ đã tạo ra một hệ thống, sử dụng trí thông minh nhân tạo, kết nối sáu tialaser thành một. Có một hiện tượng như là sự giao thoa - sự chồng chất của các tia. Vì vậy, sức mạnh của chùm sáng tăng mạnh.
Chương trình SHIELD (Self-Protect High-Energy Laser Demonstrator) đã được bắt đầu từ năm 2016. Chương trình này nhằm mục đích tạo ra ba loại hệ thống laser để bảo vệ, tiêu diệt và chiếu sáng mục tiêu. Tia laser có thể bắn hạ tên lửa đất đối không hoặc không đối đất đang tiếp cận máy bay.
Vậy Nga sẽ làm gì để chống lại vũ khí này? Trước hết cần phản xạ một phần năng lượng laser. Tức là, dùng lá kim loại rất mỏng để che tên lửa, năng lượng sẽ dần biến mất và hiệu suất của hệ thống sẽ giảm xuống gần bằng không. Một cách khác là làm cho tên lửa quay, khi đó sẽ không thể đốt nóng một điểm nào đó trên tên lửa bằng tia laser. Đây là những cách rất hiệu quả nhằm vô hiệu hóa các loại vũ khí laser của Mỹ.
Hiện tại, Nga cũng đang đầu tư phát triển vũ khí laser. Từ thời Liên Xô, một hệ thống tương tự đã được trang bị trên máy bay vận tải Il-76. Trong các cuộc thử nghiệm, tổ hợp A-60 đã tiêu diệt hàng chục mục tiêu trên không. Các thí nghiệm cũng được thực hiện để làm mù và phá hủy các vệ tinh quay quanh quỹ đạo. Tuy nhiên, vào cuối những năm 2000, dự án bị đình chỉ và phải đến năm 2014 công việc mới được tiếp tục trở lại.
Vào năm 2018, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov tuyên bố về việc đưa tổ hợp laser chuyên dụng trên mặt đất Peresvet vào thực chiến. Tổ hợp này được thiết kế để làm mù thiết bị của đối phương, vô hiệu hóa tên lửa hành trình, UAV và các vũ khí tấn công đường không khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo