'S-500 và S-550 là liều thuốc giải độc siêu thanh'
'Thiên nga trắng' Tu-160M2, đỉnh cao vũ khí Liên Xô được Nga hoàn thiện / Nga biến vũ khí cũ thành 'sát thủ' hành trình
Theo TASS, hệ thống phòng thủ S-550 và S-500 Prometei sẽ tạo thành xương sống của mạng lưới phòng thủ mới của Nga, bảo vệ các cơ sở quan trọng chiến lược khỏi các mục tiêu siêu thanh.
Hệ thống S-400 Nga. |
"Hệ thống S-550 sẽ không thay thế S-500 vì nó không tiên tiến hơn so với phiên bản tiền nhiệm. Trên thực tế, nó là một phiên bản nhẹ hơn một chút. Mục tiêu chiến đấu của hệ thống mới sẽ khác với Prometei.
Những hệ thống S-500 và S-550 sẽ trở thành nền tảng cho hệ thống phòng thu mới, bằng cách bảo vệ các cơ sở quan trọng chiến lược khỏi các mục tiêu siêu thanh.
Kết hợp với hệ thống S-350 Vityaz và các hệ thống tầm ngắn, chúng sẽ có hiệu quả chống lại mọi mục tiêu đường không ngày nay", nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga cho biết và nhấn mạnh thêm rằng:
"Hệ thống S-500, S-550 và những tên lửa đánh chặn hiện đại hóa là liều thuốc giải độc giúp Nga chống lại hiệu quả vũ khí siêu thanh của kẻ thù".
Như vậy, cùng với S-350, S-500 và S-550, phòng thủ Nga có những hệ thống phòng thủ đối phó hiệu quả với vũ khí siêu thanh. Bởi hệ thống S-500 không chỉ là hệ thống phòng không mà nó còn là hệ thống phòng thủ có thể đối phó với cả những mục tiêu không gian.
Vũ khí này có khả năng giải quyết một số nhiệm vụ như phát hiện và phá hủy các mục tiêu khí động học thông thường, máy bay trực thăng, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, vũ khí siêu vượt âm.
Với khả năng hạ gục mọi mục tiêu ở tầm xa 600km ở độ cao 200km, hệ thống S-500 có thể phòng thủ hiệu quả với cả những mục tiêu trong không gian gần. Nói cách khác, đây là vũ khí đủ mạnh để chống lại những vũ khí trong không gian và mục tiêu siêu vượt âm.
Để thực hiện nhiệm vụ của mình, S-500 được trang bị một số loại đạn đánh chặn thế hệ mới 77N6-H và 77N6-H1. Tốc độ của những đạn tên lửa này có thể đạt trên 7km/s.
Ngoài ra, Nga cũng đang thử loại đạn đánh chặn thế hệ mới dành cho S-400, đối phó với vũ khí siêu thanh hoàn toàn nằm trong khả năng. Trong cuộc thử nghiệm hồi cuối tháng 3/2020, hệ thống S-400 đã sử dụng đạn tên lửa có tốc độ Mach 14 diệt gọn mục tiêu siêu thanh.
Chỉ với những hệ thống phòng thủ này, Nga đã có trong tay vũ khí đánh chặn đối phó với mục tiêu siêu thanh. Đây rõ ràng là thông tin không vui với Mỹ bởi trong khi đang vất vả với những cuộc thử nghiệm đầu tiên thì Nga đã có sẵn đòn đánh chặn.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, nước này đã thử thành công thiết bị lượn siêu thanh thông thường, gọi tắt là C-HGB, và coi loại vũ khí này có khả năng "áp đảo" hệ thống phòng thủ của đối phương.
Tên lửa thử nghiệm có tốc độ di chuyển siêu thanh với tốc độ Mach 5, để tới được điểm va chạm. Những hệ thống vũ khí như trên sẽ giúp quân đội Mỹ có khả năng tấn công nhanh mới chống lại những đối thủ "tiến bộ" khác như Trung Quốc và Nga.
Hồi cuối tháng 2/2020, Lầu Năm Góc đã giới thiệu mô hình block C-HGB và tiết lộ một số đặc điểm. Theo đó, tầm bắn theo một số ước tính có thể đạt tốc độ Mach 8. Đánh giá về thành công của Mỹ, chuyên gia Sergei Khatylev cho rằng trong lĩnh vực chế tạo vũ khí siêu thanh, Nga đã bỏ xa Mỹ tới 10 năm và biến Mỹ thành nước phải chạy đuổi theo.
Mỹ đã tiến hành các công việc theo hướng này khoảng 30 năm nay nhưng không thể đạt được thành tựu như của Nga. Dù đã đạt được những tiến bộ nhất định trong phát triển vũ khí siêu thanh nhưng thực tế là vũ khí siêu thanh của Mỹ không thể bay nhanh hơn 7-8 Mach (trong trường hợp phát triển thành công), trong khi vũ khí của Nga có thể đạt tốc độ lên tới 20 Mach, thậm chí lên tới 27 Mach.
Vị chuyên gia Nga cho rằng, đến khi Mỹ có thể đưa loại vũ khí tốc độ siêu nhanh này vào trang bị, có thể Nga đã nâng cấp vũ khí của mình với nhiều ưu điểm hơn nữa và có tốc độ nhanh hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo