Ak-12 xuyên áo giáp Mỹ dễ như xuyên giấy
Tàu chiến Nga đã nổ súng vào máy bay do thám của NATO / Máy bay chiến đấu Nga MiG-41 và Su-57 sẽ được trang bị súng điện từ có tầm bắn như tên lửa
Hình ảnh vụ bắn được nhà sản xuất Kalashnikov thực hiện nằm trong cuộc thử nghiệm nhằm kiểm tra khả năng xuyên áo giáp được sản xuất bằng nhiều loại vật liệu khác nhau.
Đặc biệt là vật liệu "gel đạn đạo" tương tự loại được Mỹ sử dụng để sản xuất áo chống đạn tốt nhất hiện nay của họ.
"Kết quả không nằm ngoài dự đoán, viên đạn đã dễ dàng xuyên qua lớp vật liệu đặc biệt này với độ dày lớn hơn nhiều so với thực tế được sử dụng để sản xuất áo chống đạn.
Dù viên đạn sau đó đã bị chệch hướng nhưng điều đó không quá quan trọng bởi nó đã hoàn thành nhiệm vụ đâm xuyên của mình", Kalashnikov ra tuyên bố cho biết.
Vật liệu dùng để sản xuất áo giáp Mỹ bị đạn của AK-12 xuyên qua. |
Được biết, đợt thử nghiệm được thực hiện ngay trước khi Kalashnikov hoàn thành đợt chuyển giao lô AK-12 cuối cùng cho Quân đội Nga theo hợp đồng đã được ký kết trước đó để chuyển sang sản xuất lô súng mới.
"Chúng tôi đã hoàn thành chuyển giao số lượng súng AK-12. Hiện xưởng sản xuất của chúng tôi tiếp tục triển khai đợt sản xuất theo hợp đồng mới", Kalashnikov ra tuyên bố.
Nhà sản xuất cho biết thêm, trước khi nhận được hợp đồng tiếp theo với Quân đội Nga, Kalashnikov tiếp tục phải chứng minh sức mạnh của khẩu súng này bằng cuộc thử nghiệm so sánh khả năng chiến đấu với khẩu M4 của Mỹ.
Trong cuộc thử nghiệm, khẩu AK-12 vượt trội đối thủ Mỹ cạnh tranh trong điều kiện thực tế, mặc dù về cơ bản thì cả hai mẫu đều có những thông số tương đương nhau. Cụ thể, chuyên gia của Kalashnikov đã thử nghiệm so sánh so sánh độ giật, vận tốc bắn và sự thuận tiện sau khi thay đạn.
Căn cứ theo những tiêu chí này, cả hai mẫu đều cho thấy kết quả xấp xỉ như nhau, tuy nhiên, chuyên gia của tập đoàn Nga dự báo rằng trong hoàn cảnh thực chiến mọi điều có thể sẽ khác, đặc biệt trong điều kiện băng giá.
Cả 2 loại đều được thử sức khi bị nhúng ướt, thả rơi sâu xuống lớp tuyết dày và để súng vùi suốt 30 phút trong băng giá, lạnh khoảng -6 độ C. Khẩu AK-12 sau đó bắn thành công một số phát đạn còn M4 thì "chết cóng", ổ súng đóng băng và xạ thủ phải ra sức đập mạnh vào thân súng để lên đạn.
Phiên bản AK-12 bắt đầu được nghiên cứu và chế tạo từ năm 2010. Súng AK-12 được thiết kế với rãnh ngắm đa năng và có thể thay thế bằng các loại kính ngắm quang học hoặc kính ngắm điện tử để có thể giúp người lính tác chiến hiệu quả trong điều kiện ban đêm, sương mù.
Ngoài ra, AK-12 còn được trang bị những thiết bị dành riêng cho các lực lượng đặc nhiệm, đòi hỏi độ cơ động và đánh địch chợp nhoáng thì báng súng AK-12 có thể thay đổi chiều dài bằng cách rút gọn lại, thay vì kiểu báng gấp như AKS-74 hay AK-101A phiên bản sử dụng cho Thủy quân lục chiến và Hải quân đánh bộ Nga.
Khóa nòng của AK-12 được thiết kế theo kiểu khóa nòng thông minh, giảm thiểu tối đa khả trường hợp súng bị cướp cò (khi xạ thử chưa bóp cò, súng đã nhả đạn).
Cũng giống như các phiên bản súng trường AK trước đây, ngay sau khi được thử nghiệm thành công và bắt đầu được sản xuất hàng loạt thì ngoài việc trang bị cho lực lượng quân đội trong nước thì Nga cũng bắt đầu đi chào hàng loại súng AK-12 đối với các bạn hàng truyền thống ở Nam Mỹ, châu Phi hay châu Á.
Theo các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, hiện đã có rất nhiều quân đội các nước quan tâm đến phiên bản súng trường hiện đại AK-12. Các hợp đồng đã ký lên đến 2 triệu khẩu và trong tương lai sẽ còn tiếp tục tăng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo