Quốc tế

Bảo bối Iron Beam vá nổi lỗ hổng cho Iron Dome?

Để vá lỗ hổng Iron Dome để lại khi đối phó với tên lửa tầm ngắn và UAV, Israel phát triển hệ thống đánh chặn bằng laser Iron Beam lấp chỗ trống.

Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc sụt giảm / Liệu UAV siêu nhỏ có thể thay thế súng trường và vũ khí nhỏ khác?

Theo Lực lượng phòng vệ Israel (IDF), tổ hợp Iron Beam (tia sét) được phát triển để đánh chặn mọi mục tiêu trong tầm bắn như rocket, tên lửa tầm ngắn, UAV...

"Iron Beam sẽ giúp lực lượng đánh chặn của Israel lấp kín khoảng trống do những hệ thống Iron Dome để lại. Ngoài ra, hệ thống đánh chặn năng lượng cao này còn tiết kiệm đáng kể chi phi so với phóng tên lửa đánh chặn", Times of Israel dẫn tuyên bố của IDF.

Bao boi Iron Beam va noi lo hong cho Iron Dome?
Hệ thống Iron Dome.

Khi tác chiến, Iron Beam sử dụng chùm tia laser năng lượng cao chiếu xạ thẳng vào đạn cối với tỉ lệ chính xác rất cao. Lần đầu tiên Iron Beam được giới thiệu ở triển lãm hàng không quốc tế Singapore Air Show hồi tháng 2/2014.

Mỗi tổ hợp Iron Beam gồm 2 trạm phóng tia laser trạng thái rắn với tầm bắn đạt 2km, cùng một radar cảnh giới và trung tâm điều khiển hỏa lực. Công suất phát của Iron Beam đã đạt vài chục KW và trong tương lai có thể tăng lên hàng trăm KW.

Theo kế hoạch trang bị được công bố, Lực lượng phòng vệ Israel đã bắt đầu triển khai Iron Beam từ đầu năm 2016 nhưng với số lượng rất hạn chế. Sau cuộc xung đột với Hamas vừa qua, IDF quyết định đẩy nhanh tiến độ trang bị Iron Beam tại những khu vực có Iron Dome.

Như vậy, hệ thống vũ khí năng lượng cao này có thể được coi là lá chắn cuối cùng để đánh chặn những mục tiêu khi chúng vượt qua lưới lửa của Iron Dome.

Trong khi IDF rất tự tin vào khả năng đánh chặn của Iron Beam thì chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ là Valerie Insinna tỏ ra hoài nghi về độ tin cậy và sức mạnh của tổ hợp này.

 

"Để đánh chặn được mục tiêu tốc độ cao như rocket hoặc tên lửa tầm ngắn, vũ khí laser cần có nguồn năng lượng rất lớn. Trong khi đó Drone Dome chỉ được triển khai trên nền tảng nhỏ bé là chiếc xe bán tải quân sự.

Đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy Drone Dome có thể đốt cháy được những mục tiêu như công bố. Bởi chưa có bất kỳ hình ảnh hay video nào được tiết lộ để chứng minh điều đó.

Cũng giống như Mỹ và một số quốc gia khác đang theo đuổi chương trình vũ khí laser, việc khắc phục nhược điểm khi tác chiến trong môi trường khói bụi, cát bay sa mạc... Israel vẫn chưa thể thực hiện được.

Vì vậy, dù không thực sự tin cậy và bắt đầu trang bị Drone Dome, nhưng hệ thống Iron Dome vẫn sẽ là lưới lửa phòng thủ chủ lực của Israel trong thời gian tới để đối phó với những cuộc tấn công bằng rocket, tên lửa tầm ngắn...", vị chuyên gia Mỹ nói.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm