Quốc tế

Báo Mỹ: S-400 là 'sát thủ' nhưng Mỹ có cách đối phó

Theo Drive, hệ thống S-400 của Nga là cơn ác mộng với mục tiêu đường không nhưng không phải vì thế mà Mỹ không có cách đối phó.

Oanh tạc cơ B-52 "hàng bãi" của Mỹ chính thức cất cánh / Súng máy laser của Lục quân Mỹ làm “bốc hơi” các mục tiêu

Mở đầu bài viết, báo Mỹ viết, hệ thống phòng không, được gọi là sát thủ của may bay, có thể được sử dụng để "tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, đồng thời cũng được sử dụng để chống lại các mục tiêu mặt đất".

"Các tên lửa của tổ hợp có khả năng bắn trúng mục tiêu ở phạm vi lên đến 400 km và ở độ cao lên tới 30 km trong điều kiện hỏa lực dữ dội và gây nhiễu của đối phương", bài báo viết.

Bao My: S-400 la 'sat thu' nhung My co cach doi pho
Hệ thống S-400.

Bài báo cũng nhắc lại việc bất chấp Mỹ đe dọa áp đặt các lệnh trừng phạt, S-400 đang được các nước, đặc biệt là Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ mua sắm. Do đó, hệ thống phòng không này hoạt động như một công cụ hỗn hợp về quân sự và kinh tế kể từ khi S-400 được Ankara mua về.

Mặc dù đánh giá cao hệ thống S-400 và sự nguy hiểm của nó nhưng báo Mỹ không quên tiết lộ rằng, hiện nay Mỹ đang bước vào giai đoạn thử nghiệm loại máy bay không người lái giá rẻ Coyote Block 3, sản phẩm của nhà thầu Raytheon.

Máy bay có khả năng thực hiện các cuộc tấn công ồ ạt vào hệ thống phòng không đối phương dù đó là S-400 hay hệ thống phòng thủ tầm cao tối tân nào. Hệ thống Coyote Block 3 đầy đủ bao gồm một bệ phóng liên kết với dữ liệu chống nhiễu và một gói phần mềm để cho phép các máy bay không người lái nói trên hoạt động tự động.

Tất cả những công nghệ mới này được hoàn thiện trong Chương trình phát triển Công nghệ Năng lực Chung (JCTD) do Lầu Năm Góc đứng đầu. Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân (AFRL) và Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân (ONR) cũng trực tiếp tham gia vào dự án.

"Sự chuyển đổi thành công này cho thấy giá trị to lớn của chương trình JCTD" - ông Jon Lazar, quyền Giám đốc đơn vị "Nguyên mẫu và Thử nghiệm" trong JCTD, đồng thời là người đứng đầu Cơ quan Công nghệ Phản ứng nhanh thuộc Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng, cho biết trong một tuyên bố hôm 16/3.

 

Nhiều cuộc thử nghiệm bay và trình diễn hoạt động đã được tiến hành tại bãi thử nghiệm Yuma của Quân đội Mỹ ở bang Arizona. Trong hoạt động thử nghiệm cuối cùng vào năm 2020, nhiều chiếc Coyote đã được phóng bằng khí nén trong vài phút.

Quân đội Mỹ hiện cũng đang tìm cách phát triển toàn bộ dòng máy bay không người lái phóng từ trên không với nhiều khả năng khác nhau, như một phần của chương trình Hiệu ứng phóng trên không (ALE) của họ.

Máy bay Coyote Block 3, cùng với các công nghệ khác được phát triển, chắc chắn có tiềm năng đáp ứng nhiều yêu cầu của ALE. Giới lãnh đạo Mỹ tin rằng, Coyote sẽ là lựa chọn hoàn hảo giúp xuyên thủng hàng phòng thủ Nga với những hệ thống S-400 rất mạnh.

Tính toán của Mỹ đã khá cụ thể và rõ ràng nhưng để hoàn thành nhiệm vụ này chưa bao giờ dễ dàng bởi theo cách triển khai vũ khí của người Nga, đi kèm những hệ thống tầm cao S-400 luôn là những tổ hợp đánh chặn tầm thấp chuyên dùng đối phó tên lửa hành trình, UAV cỡ nhỏ...

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm