Quốc tế

Báo Mỹ tìm lỗi chê ngư lôi Nga...lạc hậu

Tạp chí National Interest vừa có bài viết bàn về các loại ngư lôi của Nga với kết luận phần lớn đã lạc hậu.

Vì sao Mỹ chưa sẵn sàng gửi vaccine COVID-19 thừa ra nước ngoài? / UAV MQ-9 Reaper của Mỹ cản trở hoạt động đặc biệt của Không quân Nga ở Syria

Mở đầu bài viết, báo Mỹ cho biết Nga sở hữu một trong những hạm đội tàu ngầm lớn nhất, đa dạng nhất trên thế giới. Cả tàu ngầm động cơ diesel-điện và tàu ngầm hạt nhân của nước này đều rất uy lực.

Nhưng lực lượng này lại đang thiếu những ngư lôi hiện đại có thể được phóng từ tàu ngầm và phương tiện khác. Tình trạng này diễn ra bất chấp thực tế Nga có một số lượng lớn ngư lôi trong kho vũ khí của nước này nhưng đa số đều cũ kỹ và lạc hậu và không thích hợp cho chiến tranh hiện đại.

Bao My tim loi che ngu loi Nga...lac hau
Ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval.

Nhằm cài thiện tình hình, trong những năm gần đây, ngoài việc bảo trì và nâng cấp những ngư lôi sẵn có, Hải quân Nga đã phát triển những loại ngư lôi tiên tiến và ưu việt hơn.

Loại ngư lôi đầu tiên của Nga được báo Mỹ nói đến là VA-111 Shkval siêu khoang. Dù được công bố có tốc độ được xếp vào hàng nhanh nhất thế giới (200 hải lý/h) nhưng Shkval có tầm bắn khá hạn chế khoảng 10km).Nhưng dù di chuyển rất nhanh nhưng Shkval vẫn không thể gây được bất ngờ cho đối thủ do tiếng ồn và vệt bọt khí chúng để lại trên đường di chuyển.

Nga đã nhiều lần nâng cấp vũ khí này nhưng nhược điểm về độ ồn, bọt khí quá nhiều và tầm bắn vẫn không được cải thiện đáng kể. Chính vì vậy, Hải quân Nga miễn cưỡng đưa Shkval vào lưu trữ trong kho.

Trong nố lực phát triển ngư lôi mới, năm 2017, Nga đã trình làng mẫu ngư lôi nước sâu Futlyar (Fizik 2), được mệnh danh là sát thủ của tàu sân bay.

Đây là phiên bản cải tiến của mẫu ngư lôi Fizik, được trang bị đầu dò dẫn đường bằng nhiệt và sử dụng hệ thống đẩy hiệu quả cao TPS-53, nhờ đó nó có thể cải thiện đáng kể hiệu suất.

 

Ngư lôi nước sâu Futlyar có tầm bắn lên tới 50km, tốc độ hành trình đến 60 hải lý/giờ và xuyên sâu xuống dưới đáy biển gần nửa km. Nó đã được sử dụng trên các tàu ngầm hạt nhân lớp Borei và Yasen.

Ngoài ra, ngư lôi hạng nặng này cũng có thể được phóng từ tàu mặt nước, dùng để tấn công các mục tiêu trên mặt nước hoặc ở vùng nước sâu. Bên cạnh đó, nó có thể được điều khiển trực tiếp từ tàu ngầm. Nhưng đây không phải vũ khí "phóng và quên" nên khi khai hỏa, tàu mẹ và vũ khí này rất dễ bị phát hiện và ăn đòn đáp trả từ đối thủ.

Trong nỗ lực phát triển ngư lôi mới, Nga cho ra đời ngư lôi hạt nhân Poseidon. Với chiều dài lên tới 20m và đường kính gần 2m, Poseidon là ngư lôi lớn nhất từng được chế tạo. Nó có tầm hoạt động lên tới 10.000 km, lặn sâu tới 1.000 m, có thể tấn công mục tiêu với tốc độ lên tới trên 200 km/h.

Báo Mỹ cho rằng, sức mạnh của vũ khí này không thể phủ nhận nhưng ngay cả xảy ra xung đột giữa Nga với các đối thủ, khả năng sử dụng Poseidon là gần như không có. Bởi người Nga thừa biết rằng, nếu Poseidon khai hỏa điều đó cũng đồng nghĩa với việc phát động cuộc chiến hạt nhân và hậu quả Nga phải nhận cũng không hề nhẹ.

Điều đặc biệt khi nói về sự lạc hậu trong kho ngư lôi Nga, báo Mỹ đã không nói đến RPK-6 và sự nguy hiểm của nó. Dù không phải là dòng ngư lôi thế hệ mới nhưng cách tấn công đặc biệt và sức mạnh của RPK-6 khiến ngay cả những ngư lôi mới cũng không thể sánh kịp.

 

Ngư lôi RPK-6 Vodopad cỡ 533mm được thiết kế để phóng từ ống phóng ngư lôi trên tàu chiến mặt nước hoặc tàu ngầm. Đây được xem là một trong những loại ngư lôi độc đáo nhất trên thế giới.

Khi rời bệ phóng, vũ khí này lặn xuống nước, rồi mới kích hoạt động cơ lao thẳng lên trời và tìm diệt mục tiêu ngầm dưới nước. Khi xác định chính xác mục tiêu, RPK-6 bổ nhào xuống và tiếp cận mục tiêu với tốc độ cực nhanh. Hiện trên thế giới không có loại ngư lôi nào có thể tấn công mục tiêu nhanh như RPK-6 của Nga.

Cùng với đó, thiết kế đầu đạn của RPK-6 cũng cực kỳ độc đáo, nó mang ngư lôi Type 40 hoặc đầu đạn hạt nhân 200kt, tầm bắn 100km, sử dụng hệ dẫn đường quán tính. Ngoài RPK-6, Nga còn phát triển biến thể RPK-7 với đường kích thân 650mm, được triển khai từ năm 1984.

Hiện RPK-6 và những phiên bản của nó vẫn là vũ khí đáng sợ nhất của Nga.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm