Quốc tế

Báo Mỹ tin rằng MiG-29K và Su-33 thua xa F/A-18E/F

Theo National Interest, với trang bị tối tân, F/A-18E/F sở hữu sức mạnh vượt trội so với tiêm kích hạm MiG-29K và Su-33 của Nga.

Mỹ công bố cách vô hiệu hóa tên lửa của S-300 và S-400 khi tiếp cận / Mỹ sẽ chặn được đòn đánh siêu thanh Nga

Bài viết được tạp chí National Interest đưa ra khi nói về sức mạnh của F/A-18E/F khi được trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động AN/APG-79.

Báo Mỹ cho biết, dù ra đời đã lâu nhưng F/A-18E/F Super Hornet vẫn được xem là một trong 5 chiến đấu cơ Mỹ đáng gờm nhất thế giới bởi các khả năng tác chiến tuyệt vời của nó.

Bao My tin rangMiG-29K va Su-33 thua xa F/A-18E/F
Tiêm kích hạm Mỹ.

Đây có thể được xem là thế hệ hai của dòng tiêm kích hạm F/A-18 Hornet do Mỹ phát triển từ những năm 1970-1980. So với thế hệ cũ, F/A-18E/F được cải tiến mạnh về khung thân, động cơ và hệ thống điện tử hàng không đem lại khả năng tác chiến vượt trội.

Tiêm kích F/A-18E/F gần như là mẫu tiêm kích hạm trên tàu sân bay tuyệt vời nhất thế giới hiện nay, vượt xa về nhiều mặt so với mẫu Su-33, MiG-29K của Nga.

Chiến đấu cơ F/A-18E/F được kế thừa đặc tính linh hoạt của phiên bản cũ kết hợp với những nâng cấp về hệ thống điện tử cho phép nâng sức mạnh chiến đấu lên tầm cao mới.

Việc được trang bị radar AN/APG-79 đem lại nhiều ưu thế trong tác chiến đối không, đối đất, hệ thống chiến tranh điện tử hiện đại cho F/A-18E/F. Khả năng mang vác vũ khí của tiêm kích hạm này cực ấn tượng với 8 tấn bom đạn các loại.

Cụ thể, F/A-18E/F được trang bị những vũ khí hiện đại nhất như tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM, bom dẫn đường laser Paveway, tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154, AGM-158.

 

F/A-18E/F có bán kính chiến đấu trên 1.000 km và có thể tăng thêm nhờ được tiếp nhiên liệu trên không. Máy bay có tốc độ tối đa trên Mach 1,8 (1.915 km/h) đưa nó trở thành công cụ hiệu quả để triển khai sức mạnh trên không của Hải quân Mỹ.

Với những thông số National Interest công bố về F/A-18E/F cực ấn tượng và nó cho thấy dòng tiêm kích hạm Mỹ tỏ ra nhỉnh hơn Su-33.

Bao My tin rangMiG-29K va Su-33 thua xa F/A-18E/F
Tiêm kích MiG-29K.

Cụ thể, không giống như những máy bay chiến đấu trên các tàu sân bay của Mỹ như F-14 Tomcat, Su-33 được thiết kế để sử dụng đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu thay vì máy phóng khi cất cánh từ tàu sân bay.

Kiểu này cung cấp nhiều lợi thế: khi cất cánh nó sẽ không tạo ra áp lực cho khung máy bay và phi công, cho phép trọng lượng máy bay nhẹ hơn vì ít phải tăng cường cấu trúc khung và ngăn ngừa được sự mất tri giác do lực G.

Đồng thời, với kiểu nhảy cầu, máy bay có thể có được toàn bộ lực đẩy có đốt sau sớm hơn, vì nó được ghìm lại bởi đế chặn chứ không phải bởi những chốt móc của máy phóng.

 

Những cánh mũi của Su-33 được rút ngắn lại để rút ngắn khoảng cách cất cánh và cải thiện khả năng cơ động, nhưng cũng yêu cầu thiết kế lại cạnh trước cánh mở rộng. Cánh mũi cân đối lại lực ép xuống sinh ra do cánh chính và cánh sau, giảm bớt tốc độ hạ cánh xuống 1.5 lần.

Nó cũng đóng vai trò gây mắt ổn định trong khi bay với tốc độ siêu âm, bằng cách giảm bớt lực cản cắt dốc. Diện tích cánh cũng được tăng thêm, dù sải cánh vẫn có kích thước như cũ.

Cánh chính có thể được gấp lại bằng điện và cánh đuôi ngắn hơn cho phép chứa máy bay trong khoang chứa máy bay thường rất đông đúc.

Mỏm sau cũng được rút ngắn và sửa đổi để chứa bộ phận móc ở đuôi. Hệ thống dẫn đường và dò mục tiêu hồng ngoại (IRST) được đổi chỗ cho tầm nhìn xuống tốt hơn, và gắn thêm một ống tiếp nhiên liệu trên không dạng chữ L có thể thu vào được để tăng tầm bay.

Các tên lửa dẫn đường mà Su-33 có thể mang như KH-25MP, Kh-31 và H-41. Máy bay có thể sử dụng trong cả ngày lẫn đêm trên biển.

 

Nó có thể vận hành dưới sự giúp đỡ của trung tâm đièu khiển trên tàu, hay phối hợp với máy bay trực thăng cảnh báo trên không Kamov Ka-31 (một phiên bản của Ka-27). Tên lửa R-27EM cung cấp cho Su-33 khả năng ngăn chặn các tên lửa đối hạm.

Ngoài vai trò phòng thủ trên không, các nhiệm vụ khác của Su-33 bao gồm: tiêu diệt các phương tiện chống tàu ngầm đối phương (ASW), máy bay cảnh báo và chỉ huy trên không (AWACS), máy bay vận tải, chống tàu chiến, hỗ trợ đổ bộ, hộ tống, trinh sát và thả mìn.

Về sức mạnh vũ khí, giữa máy bay Nga và Mỹ được đánh giá là tương đương nhau, nhưng điểm thua kém rõ nhất của Su-33 với F/A-18E/F chính là tải trọng vũ khí. Trong khi Su-33 chỉ mang được trên 6 tấn thì F/A-18E/F có thể mang được khoảng 8 tấn vũ khí các loại.

Đặc biệt, F/A-18E/F đã chứng minh được sức mạnh trong hầu hết các cuộc chiến Mỹ phát động những năm gần đây. Trong khi đó, lần thực chiến gần đây nhất của Su-33 và MiG-29K là trên chiến trường Syria. Không thể hiện được gì nhiều trên chiến trường nhưng đã có tới 3 chiếc gặp nạn ngoài khơi Syria.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm