Quốc tế

Báo Nga mách nước Mỹ phòng thủ nếu bị tấn công

Với những hệ thống phòng thủ có từ thời Chiến tranh lạnh, Mỹ bị cho là không đủ sức đối phó với cuộc tấn công từ những đối thủ mạnh như Nga.

Mỹ khoe 4.000 tên lửa bắn không trúng SR-71 / Rơi máy bay ở Nga, ít nhất 7 người thiệt mạng, 13 người bị thương

Hãng RIA Nga cho biết, để có thể ngăn chặn được đòn tấn công từ đối thủ, về cơ bản Mỹ cần có những hệ thống phòng thủ có thể đánh chặn được những hệ thống vũ khí thế hệ mới của Nga và Trung Quốc.

Với những tiến bộ vượt bậc trong việc phát triển vũ khí mới hiện nay của Nga, đặc biệt là vũ khí siêu thanh, vũ khí chiến thuật và tên lửa hành trình, Moscow là mối đe dọa đối với các cơ sở quân sự của Mỹ ở châu Âu.

Moscow có một kho vũ khí hạt nhân chiến thuật lớn, cũng như các hệ thống đạn đạo tầm ngắn Iskander-M và tên lửa hành trình đối đất, trên biển cũng như trên không. Mối quan tâm lớn nhất ở Washington là các hệ thống tấn công siêu thanh mới nhất của Nga.

Bao Nga mach nuoc My phong thu neu bi tan cong
Phòng thủ Mỹ bị cho là lạc hậu so với tiến bộ của vũ khí Nga.

Để thành công trong một cuộc tấn có thể xảy ra, các chuyên gia khuyến nghị quân đội Mỹ nên phát triển khái niệm phòng thủ tên lửa nhiều lớp sử dụng các công nghệ tiên tiến. Đặc biệt, là một mạng lưới các phương tiện bay không người lái với các cảm biến mạnh để theo dõi các tuyến đường tên lửa hành trình.

Tuyến phòng thủ tiếp theo là máy bay chiến đấu và máy bay không người lái với tên lửa đánh chặn không đối không tầm xa. Nhiệm vụ của chúng là đánh chặn các mục tiêu đạn đạo và tiêu diệt các tên lửa hành trình ở những khoảng cách tiếp cận căn cứ.

Một số máy bay không người lái sẽ được trang bị laser nhiên liệu rắn hứa hẹn có công suất từ ​​100 đến 150 kilowatt, có thể bắn hạ máy bay và đạn dược trong khoảng cách nhất định. Xây dựng được hàng phòng thủ đa tầng như vậy, Mỹ mới có cơ hội chặn đứng đòn tấn công từ đối thủ.

Vấn đề trở nên cấp bách hơn với Mỹ khi các nhà phân tích tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA) tuyên bố các căn cứ quân sự Mỹ nằm ở nước ngoài không có khả năng phòng thủ.

Các chuyên gia từ tạp chí Forbes còn cho rằng, quân đội Mỹ sẽ đối mặt với vấn đề lớn khi gặp phải đối thủ mạnh. Bởi trong nhiều thập kỷ qua, lực lượng này chỉ quen thực hiện những cuộc không kích tấn công phiến quân ở Trung Đông.

 

Chính điều này đang làm suy yếu năng lực tác chiến của quân Mỹ do không có sự chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với lực lượng mạnh, có trang bị tương đương mình.

"Nếu lực lượng Không quân Nga tác chiến và phóng tên lửa, chiến đấu cơ Mỹ gần như không có khả năng phản kháng với tên lửa tối tân của họ. Các phi công Mỹ rơi vào tình trạng có thể coi là thảm họa do họ đã quen với một cuộc chiến có cường độ thấp.

Tất cả những điều này đang khiến Không quân Mỹ không đủ sức để đối đầu với Nga và thậm chí là đối thủ mới nổi ở châu Á, đó là Trung Quốc", báo Mỹ viết và cho biết thêm rằng, hiện trang bị của Không quân Mỹ cũng bị đánh giá đang lạc hậu so với đối thủ.

Cùng với đó, Tập đoàn RAND và Cơ quan thẩm định trách nhiệm của chính phủ (GAO) của Mỹ mới đây đã công bố một báo cáo nghiên cứu, nội dung cho thấy lực lượng Không quân Mỹ đang trong tình trạng "quá tải" và phải đối mặt với các vấn đề như không đủ khả năng bảo dưỡng.

RAND đã tìm hiểu xem Không quân Mỹ có đủ khả năng đối phó với bốn tình huống xung đột có thể xảy ra trong tương lai hay không: Thứ nhất, xảy ra Chiến tranh Lạnh phiên bản mới với Nga hoặc Trung Quốc, kèm theo các xung đột khu vực lớn.

 

Thứ hai, cũng là kịch bản Chiến tranh Lạnh phiên bản mới nhưng chỉ đi kèm với các cuộc xung đột khu vực ngắn hạn tương tự như Chiến dịch Bão táp sa mạc. Thứ ba, tiến hành các hoạt động trong bối cảnh hòa bình, chẳng hạn như thiết lập và duy trì vùng cấm bay.

Thứ tư, phải tiến hành các hoạt động chống bạo loạn. Kết quả nghiên cứu của RAND dựa vào những dữ liệu trong lịch sử hoạt động thực tế của Không quân Mỹ.

Qua đó đánh giá khả năng đáp ứng của Không quân Mỹ trong 08 loại nhiệm vụ, trong đó có các nhiệm vụ quan trọng là: Chiếm ưu thế trên không (không chiến); tấn công không đối đất; vận tải hàng không; tiếp nhiên liệu trên không; C3ISR (chỉ huy và trinh sát).

Hiện Không quân Mỹ không thể đáp ứng 100% yêu cầu tác chiến của các nhiệm vụ khác nhau trong hầu hết mọi tình huống. Cụ thể, trong các cuộc xung đột khu vực kéo dài, Không quân Mỹ chỉ có thể đáp ứng 62% yêu cầu tấn công và 65% tấn công không đối đất; đáp ứng 92% yêu cầu tiếp dầu trên không.

Bản báo cáo cũng cho biết, trong giai đoạn 2011 - 2016, tổng cộng 13 loại máy bay quân sự đã của Không quân và Hải quân Mỹ đã bộc lộ nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm cả máy bay B-52H, tiêm kích tàng hình F-22, tiêm kích hạm F/A-18 E/F Super Hornet và một số máy bay khác.

 

Sau khi nghiên cứu của RAND được công bố, giới chuyên gia cho rằng đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện những đánh giá đáng ngại về thực trạng của lực lượng không quân, cũng như lực lượng không quân của hải quân Mỹ.

Đặc biệt là về sự thiếu hụt nhân viên kỹ thuật hàng không dẫn đến máy bay xuống cấp; hay thiếu hụt máy bay chiến đấu dẫn đến nhiều phi công không tích lũy đủ giờ bay, kỹ năng tác chiến yếu kém… Tất cả những điều này đang tạo thành một đội quân không đủ mạnh để đối đầu với đối thủ ngang hàng dù được đầu tư với ngân sách khổng lồ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm