Quốc tế

Bí ẩn thủy phi cơ siêu thanh M-70 của Liên Xô

Dự án chế tạo thủy phi cơ chiến lược siêu thanh M-70 của Myasishchev phản ánh tư tưởng quân sự của Liên Xô thời điểm những năm 1950.

Liệu UAV siêu nhỏ có thể thay thế súng trường và vũ khí nhỏ khác? / Mỹ lo lép vế khi Trung Quốc và Nga bắt tay phát triển vũ khí trí tuệ nhân tạo

Điều kiện khi đó là vũ khí hạt nhân đã có sẵn, nhưng các phương tiện đáng tin cậy để đưa chúng đến lục địa khác thì không.

Tại Hoa Kỳ, thủy phi cơ Martin P6M SeaMaster vận tốc cận âm đã được chế tạo, nó có khả năng mang hai quả bom nguyên tử hoặc một quả bom khinh khí. Trước thực tế trên, Liên Xô đáp trả bằng một thủy phi cơ siêu thanh liên lục địa.

Việc chế tạo chiếc máy bay này được giao cho Phòng thiết kế Myasishchev, các công trình sư đã tận dụng nguyên mẫu oanh tạc cơ siêu thanh M-50 nổi tiếng. Để biến thành thủy phi cơ thì nó đã được sửa đổi phần nào: các động cơ được nâng lên phía trên cánh, và một vài trong số chúng được chuyển sang bộ phận đuôi.

"Ý tưởng nói trên tối ưu hóa cho máy bay phản lực cất cánh từ mặt nước. Điều này giúp loại bỏ sự xâm nhập của các tia nước vào cửa hút gió", tạp chí National Interest của Mỹ lưu ý.

Ý tưởng thiết kế rất độc đáp của thủy phi cơ siêu thanh tầm xa M-70

Ý tưởng thiết kế rất độc đáp của thủy phi cơ siêu thanh tầm xa M-70

Tương tự máy bay ném bom M-50, trọng lượng cất cánh của chiếc thủy phi cơ siêu thanh khổng lồ này được cho là 240 tấn, 144 tấn trong số đó là nhiên liệu. Máy bay có thể tiếp dầu trên mặt nước hoặc từ tàu ngầm. Trong trường hợp này, M-70 đã trở thành một phương tiện tác chiến liên lục địa.

Phần thân của chiếc "Thuyền bay" được bổ sung bởi các ván trượt thủy lực và phao nổi giúp nó cất hạ cánh tốt hơn trên mặt nước. M-70 có thể vượt qua 7.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu, tốc độ tối đa lên tới 2.500 km/h.

Dự án hóa ra rất chi tiết: ngoài thủy phi cơ, họ còn tạo ra một ụ nổi dài 88 mét để sửa chữa M-70 và một tàu ngầm tiếp nhiên liệu Dự án 644. Song song với đó, phòng thiết kế Myasishchev còn nghiên cứu máy bay ném bom thủy phi cơ M-60 trang bị động cơ hạt nhân và tải trọng chiến đấu là 25 tấn.

Thật không may, tất cả những chuyến bay của ý tưởng thiết kế này đã không trở thành hiện thực - sau khi thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo R-7 vào cuối những năm 1950, các dự án chế tạo thủy phi cơ liên lục địa đã bị đình chỉ bởi tên lửa thực hiện nhiệm vụ tương tự trong vài phút thay vì cần tới vài giờ.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm